25/12/2024

ĐH Quốc gia TP.HCM liên kết xét tuyển

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh 14.000 chỉ tiêu, vẫn thực hiện xét tuyển liên kết giữa các trường thành viên nhưng có một số điều chỉnh so với năm trước và mở rộng cho các trường bên ngoài.

 

ĐH Quốc gia TP.HCM liên kết xét tuyển

 

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh 14.000 chỉ tiêu, vẫn thực hiện xét tuyển liên kết giữa các trường thành viên nhưng có một số điều chỉnh so với năm trước và mở rộng cho các trường bên ngoài.





Thí sinh vừa nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có thể xét tuyển các trường khác - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Thí sinh vừa nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có thể xét tuyển các trường khác – Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Chỉ chia sẻ chung dữ liệu
Nói về việc liên kết xét tuyển giữa các trường, ngày 5.4, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH này, cho biết phương án đến thời điểm hiện tại là xét tuyển theo nhóm gồm 6 trường và một khoa thành viên. Các đơn vị trong nhóm chỉ chia sẻ dữ liệu tuyển sinh chung nhưng từng trường vẫn xét tuyển độc lập. Khác với việc xét tuyển theo nhóm của các trường ĐH ở Hà Nội, thí sinh (TS) vừa nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có thể xét tuyển các trường khác.
Theo đó, TS nộp hồ sơ xét tuyển vào từng trường cụ thể, ở đợt đầu tiên mỗi TS được đăng ký tối đa 2 trường (mỗi trường không quá 2 nguyện vọng). Cụ thể TS có thể đăng ký 2 trường (tối đa 4 ngành) vào 2 trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM hoặc đăng ký một trường thành viên (tối đa 2 ngành) và một trường ngoài ĐH Quốc gia (tối đa 2 ngành). Các trường chỉ chia sẻ dữ liệu tuyển sinh để có biện pháp giảm ảo. Như vậy, cách thức xét tuyển này thực ra không khác quy định xét tuyển hiện hành của Bộ dành cho các trường không tuyển sinh theo nhóm.
“Nếu thực hiện theo phương án này, năm nay ĐH Quốc gia sẽ không sử dụng nguyện vọng 1B, 1C để xét chuyển TS không trúng tuyển ngành đăng ký sang ngành điểm thấp hơn còn chỉ tiêu như các năm trước đó”, tiến sĩ Chính nói thêm.
Đề án xét tuyển nhóm của ĐH Bách Khoa
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa đang xây dựng đề án xét tuyển theo nhóm. Trong đề án này có 4 trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM và 4 trường ĐH bên ngoài cùng tham gia xét tuyển. Ở đợt xét đầu tiên, mỗi TS sẽ được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 vào bất kỳ ngành, nhóm ngành của các trường trong nhóm. TS trúng tuyển nguyện vọng trước sẽ không tham gia xét tuyển ở nguyện vọng sau.
Nhóm trường này sẽ thiết lập một trang web để công bố thông tin xét tuyển từng ngành của các trường để TS tiện tra cứu. TS được đăng ký sơ tuyển trước trên website, sau đó nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo đúng quy định của Bộ qua trực tuyến, bưu điện hoặc chuyển phát nhanh theo mẫu đăng ký xét tuyển riêng.
Tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết theo đề án này các trường tham gia chỉ cần dành tối đa 80% chỉ tiêu tuyển sinh của trường để xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia (cụm ĐH chủ trì). 20% chỉ tiêu còn lại có thể thực hiện xét tuyển riêng từng trường theo các phương thức khác. Tuy nhiên, các trường tham gia nhóm phải công bố chỉ tiêu cụ thể từng ngành, không điều chỉnh chỉ tiêu suốt quá trình xét tuyển.
Tiến sĩ Phúc nhấn mạnh, trong 4 nguyện vọng đợt đầu tiên, TS có thể đăng ký vào 4 ngành thuộc 4 trường khác nhau hoặc đăng ký 1 – 2 ngành của nhóm trường này và 1 trường (tối đa 2 ngành) của trường ngoài nhóm. Cũng theo tiến sĩ Phúc, việc tuyển sinh theo nhóm trường vừa thuận lợi cho các trường khi xét tuyển, đồng thời tạo cơ hội cao nhất để TS trúng tuyển vào ngành học yêu thích. Chẳng hạn, với cách xét tuyển nhóm này TS có thể đăng ký ngành công nghệ thông tin ở 4 trường thành viên thay vì chỉ được đăng ký ngành này ở 2 trường và 2 nguyện vọng còn lại phải đăng ký vào 2 ngành khác.
Tuy nhiên, tiến sĩ Phúc cho biết đề án này chỉ thực hiện nếu ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua. Nếu ĐH này không có chủ trương xét tuyển theo nhóm toàn hệ thống, trường sẽ đề xuất thực hiện việc xét tuyển theo nhóm riêng.
Hạn chế xếp thí sinh học chung lớp ngồi cùng phòng thi

Sáng 5.4, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch tổ chức thi THPT quốc gia. Năm nay, ĐH này tổ chức thi cho 51.036 TS tại TP.HCM (cụm thi các trường ĐH: Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn) và TS tỉnh Bình Dương (cụm thi Trường ĐH Kinh tế – Luật).
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đề nghị các điểm thi nên tập trung để thuận lợi nhất cho việc di chuyển của TS. Năm nay việc sắp xếp TS sẽ do các cụm thi thực hiện theo phương thức trộn lẫn và đánh số thứ tự chữ cái thay vì phần mềm quản lý thi thực hiện như năm ngoái. Điều này sẽ hạn chế tình trạng TS học cùng lớp ngồi cạnh nhau trong các phòng thi.

Hà Ánh