24/01/2025

Thí sinh chọn cụm thi như thế nào?

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, việc chọn dự thi tại cụm thi ĐH hay cụm thi tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với thí sinh.

 

Thí sinh chọn cụm thi như thế nào?

 

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, việc chọn dự thi tại cụm thi ĐH hay cụm thi tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với thí sinh.

 

 

 

 

Thí sinh chọn cụm thi như thế nào?
Cô Vũ Ngọc Loan, giáo viên chủ nhiệm lớp 12DT1 Trường THPT Gia Định, TP.HCM, hướng dẫn học sinh ghi hồ sơ dự thi THPT quốc gia năm 2016 – Ảnh: Như Hùng

 

 

Vì chỉ có thí sinh nào dự thi tại cụm thi ĐH và có đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển sinh ĐH, CĐ (mục số 9 và số 10) mới được cấp giấy chứng nhận kết quả thi sau kỳ thi.

Chỉ với giấy chứng nhận kết quả thi này, và nếu có điểm thi đạt từ mức điểm ngưỡng do Bộ GD-ĐT xác định, thí sinh mới có thể đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH dùng kết quả thi THPT quốc gia 2016 để xét tuyển.

Chọn cụm thi 
do hoàn cảnh địa lý và phương tiện dịch chuyển

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, các thí sinh chỉ dự thi để xét tốt nghiệp THPT được quy định thi tại các cụm thi tỉnh (năm 2016 được gọi là cụm thi tốt nghiệp). Các thí sinh thi vừa để xét tốt nghiệp vừa dùng kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sẽ dự thi tại cụm thi liên tỉnh (năm 2016 gọi là cụm thi ĐH).

Năm 2015 có 38 cụm thi ĐH đặt ở 23 tỉnh, thành phố. Trong tổng số 1.005.931 thí sinh, có 278.016 thí sinh dự thi tại các cụm thi tốt nghiệp, chiếm tỉ lệ chung 27,6%. Như vậy, có khoảng 400.000 thí sinh của 40 tỉnh thành đã phải di chuyển khỏi địa phương mình để dự thi ở các tỉnh, thành phố khác.

Địa phương có tỉ lệ học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp thấp nhất (4,1%) là TP.HCM, và Hà Giang là tỉnh có tỉ lệ thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp cao nhất (61,7%).

Năm 2015 chỉ có ba địa phương không tổ chức cụm thi tốt nghiệp là TP.HCM, TP Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Tỉ lệ thí sinh của ba địa phương này dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT rất thấp 
(TP.HCM 4,2%, TP Đà Nẵng 8,4%, tỉnh Bình Dương 4,2%).

Đặc biệt tỉnh Bình Dương cũng không có cụm thi tốt nghiệp, nghĩa là toàn bộ thí sinh của tỉnh Bình Dương, dù trong đó có một số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp, cũng phải về TP.HCM để dự thi.

Phải chăng vì trong tình thế buộc phải dự thi ở cụm thi ĐH, nên “nhân tiện đó” thí sinh đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ luôn?

Tuy nhiên, lý do này không thuyết phục lắm khi một số địa phương khác vừa có cụm thi ĐH vừa có cụm thi tốt nghiệp nhưng tỉ lệ học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp thấp như Tiền Giang (8,3%), Hà Nội (13,5%); và ngược lại một số địa phương cũng vừa có cụm thi ĐH vừa có cụm thi tốt nghiệp nhưng tỉ lệ thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp rất cao (Phú Thọ 46,5%, Tuyên Quang 49,3%, Sơn La 57,5%).

Năm 2015, trong tổng số 40 tỉnh không có cụm thi ĐH, chỉ có cụm thi tốt nghiệp, thì có đến 30 tỉnh có tỉ lệ thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước.

Đặc biệt, với tất cả các tỉnh miền núi, khu vực biên giới phía Bắc thì tỉ lệ này ở mức cao nhất (Cao Bằng 48,5%; Lạng Sơn 49%; Tuyên Quang 49,3%; Bắc Giang 49,5%; Lào Cai 50%; Yên Bái 52,8%; Hoà Bình 55,3%; Sơn La 57,5%; Lai Châu 60,5%; Hà Giang 61,71%).

Phần lớn các thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp đều cư trú ở các huyện xa với tỉnh lỵ, do vậy dù có cụm thi ĐH tại địa phương (Tuyên Quang, Sơn La) nhưng tỉ lệ chỉ thi để xét tốt nghiệp ở những tỉnh này vẫn rất cao.

Rõ ràng là việc di chuyển đến các địa điểm tổ chức thi là một vấn đề lớn mà các thí sinh những nơi này đã phải tính đến.

Cần tạo điều kiện 
cho thí sinh dự thi

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, số tỉnh, thành phố không tổ chức cụm thi tốt nghiệp đã tăng từ 3 lên 14 địa phương (đó là các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau).

Dù rằng đã có rất nhiều trường ĐH xét tuyển từ học bạ THPT theo các đề án tuyển sinh riêng, nhưng kết quả thi THPT quốc gia tại các cụm thi ĐH vẫn là cơ sở xét tuyển của đa số các trường ĐH lớn.

Nhiều trường ĐH đã được điều động từ các thành phố lớn đến những địa phương không tổ chức cụm thi tốt nghiệp, mà chỉ có cụm thi ĐH. Có đến 38 trường ĐH phải tổ chức cụm thi ĐH ở địa phương không phải là địa bàn trú đóng của trường.

Do điều kiện tổ chức, để đảm bảo an toàn trong bảo quản đề thi và bài thi, phần lớn điểm thi của các cụm thi ĐH đều tập trung ở khu vực tỉnh lỵ. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện di chuyển, ở trọ… cho thí sinh ở các huyện thị cách xa tỉnh lỵ đến dự thi là hết sức cần thiết, và cần được sớm chuẩn bị với sự hỗ trợ của các chương trình tiếp sức mùa thi. Nếu không thì khả năng tỉ lệ thí sinh dự thi khó đạt cao như năm 2015.

Tỉ lệ số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp năm 2015 của các tỉnh, thành phố trên cả nước

Tỉnh,  thành phố

 

Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp

 

Tổng số thí sinh của địa phương

 

Tỉ lệ thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp (%)

 

TP.HCM

3.560

86.668

4,10763

Bình Dương*

439

10.576

4,15091

Đà Nẵng

1.205

14.409

8,36283

Tiền Giang

1.273

14.746

8,63285

Hà Nội

11.672

86.558

13,4846

Lâm Đồng

2.500

16.347

15,2933

Gia Lai

2.445

14.849

16,4658

Vĩnh Long*

1.860

11.129

16,7131

Phú Yên*

2.105

12.090

17,4111

Long An*

2.840

15.261

18,6095

Bình Định

4.204

22.189

18,9463

Bạc Liêu

1.063

5.480

19,3978

An Giang

3.271

16.602

19,7024

Thái Bình

4.327

21.608

20,025

Bình Thuận*

2.817

13.276

21,2187

Khánh Hoà

3.245

14.419

22,505

Trà Vinh

1.877

8.152

23,025

Quảng Nam*

5.019

21.465

23,3823

Tây Ninh*

2.210

9.315

23,7252

Thừa Thiên – Huế

3.927

16.499

23,8014

Bến Tre*

2.942

12.345

23,8315

Đồng Tháp

3.642

15.058

24,1865

Đắk Lắk

6.251

25.485

24,5282

Nam Định*

5.510

22.439

24,5555

Cà Mau*

2.042

8.164

25,0122

Quảng Trị*

2.957

10.568

27,9807

Ninh Thuận*

1.893

6.693

28,2833

Cần Thơ

3.851

13.480

28,5682

Đắk Nông*

1.865

6.526

28,578

Bà Rịa –

Vũng Tàu*

3.486

12.091

28,8314

Hà Nam*

2.775

9.531

29,1155

Thái Nguyên

4.265

14.314

29,796

Hậu Giang*

1.681

5.529

30,4033

Quảng Ngãi*

5.102

16.626

30,6869

Bình Phước*

3.259

10.099

32,2705

Nghệ An

12.475

37.658

33,1271

Hưng Yên*

4.521

13.208

34,2293

Hải Phòng

7.400

21.178

34,9419

Ninh Bình*

3.616

10.138

35,6678

Kon Tum*

1.753

4.890

35,8487

Quảng Bình*

4.641

12.291

37,7593

Đồng Nai*

11.078

28.666

38,6451

Hà Tĩnh*

7.653

19.675

38,8971

Hải Dương*

8.139

20.636

39,4408

Thanh Hoá

15.963

39.959

39,9484

Kiên Giang*

5.165

12.453

41,4759

Bắc Kạn*

1.485

3.497

42,465

Bắc Ninh*

6.628

14.610

45,3662

Điện Biên*

2.870

6.313

45,4617

Sóc Trăng*

4.257

9.250

46,0216

Phú Thọ

6.565

14.120

46,4943

Vĩnh Phúc*

6.252

13.256

47,1635

Quảng Ninh*

7.165

15.008

47,7412

Cao Bằng*

2.952

6.087

48,4968

Lạng Sơn*

5.031

10.265

49,0112

Tuyên Quang

4.053

8.224

49,2826

Bắc Giang*

9.626

19.427

49,5496

Lào Cai*

3.415

6.763

50,4953

Yên Bái*

3.961

7.497

52,8345

Hoà Bình*

5.021

9.077

55,3156

Sơn La

6.113

10.631

57,5016

Lai Châu*

1.891

3.124

60,5314

Hà Giang*

4.014

6.504

61,7159

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA (phó giám đốc ĐHQG TP.HCM)