23/01/2025

Lại vất vả đi quyết toán thuế

Do chỉ còn hai ngày để nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với những trường hợp phải nộp thêm thuế, sáng 28 -3 rất đông người đến nộp hồ sơ quyết toán thuế.

 

Lại vất vả đi quyết toán thuế

 

Do chỉ còn hai ngày để nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với những trường hợp phải nộp thêm thuế, sáng 28 -3 rất đông người đến nộp hồ sơ quyết toán thuế.

 

 

 

 

Lại vất vả đi quyết toán thuế
Nhân viên Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn người nộp thuế điền tờ khai trên máy – Ảnh: A.H.

 

 

Do chỉ còn hai ngày để nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với những trường hợp phải nộp thêm thuế, sáng 28-3 rất đông người đến nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục Thuế TP.HCM và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới.

Câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra là vì sao không giảm mức tạm khấu trừ với người có thu nhập vãng lai để giảm bớt áp lực quyết toán cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế?

Nghẽn mạng

Trong đợt nhận hồ sơ năm nay, Cục Thuế TP.HCM dành toàn bộ sảnh tầng trệt để bố trí các bộ phận hướng dẫn điền tờ khai, kiểm tra hồ sơ, tiếp nhận…

Tuy nhiên, do đang ở thời điểm “cả nước cùng quyết toán” nên hệ thống mạng của Tổng cục Thuế lại quá tải, khiến người nộp thuế vất vả trong việc nộp tờ khai. Khoảng 11g15, chị Thy, một trong những người đến làm thủ tục quyết toán thuế TNCN, vừa nhập xong tờ khai, nhấn nút gửi thì mạng đứng.

“Tôi cũng không biết xử lý thế nào, chắc đợi một lát mạng chạy lại rồi gửi tiếp vì phải gửi xong dữ liệu thì mới nộp hồ sơ giấy” – chị Thy cho biết. Không riêng chị Thy, nhiều người khác cũng rơi vào tình huống tương tự, vừa làm xong tờ khai và nhấn nút gửi thì máy bị đứng.

Các nhân viên hỗ trợ của cơ quan thuế thừa nhận trước đó mạng cũng đã chập chờn do quá tải, một số người nộp thuế phải gửi 2-3 lần mới thành công. Ngoài bất tiện do mạng chập chờn, nhiều người nộp thuế cũng gặp khó khăn trong việc điền tờ khai vì dù đã hiện đại hoá ở một số khâu nhưng lại quá nhiều chi tiết, trong khi người nộp thuế một năm chỉ làm một lần nên chưa quen.

Tại các dãy máy tính được bố trí sẵn cho người nộp thuế, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều người phải mất đến 15 phút để hoàn thành việc điền thông tin, với điều kiện có các nhân viên Cục Thuế TP đứng sau hướng dẫn. Thậm chí, dù đã được hướng dẫn nhưng nhiều người vẫn làm sai nên phải làm lại từ đầu. Có trường hợp đã in tờ khai nhưng cán bộ thuế phát hiện sai nên phải sửa.

“Tôi đã xem hướng dẫn và làm sẵn ở nhà nhưng khi nộp vẫn chưa đúng nên phải làm lại. Nếu được, ngành thuế nên thiết kế các mẫu tờ khai đơn giản hơn vì các thông tin của người nộp thuế đã có sẵn trong biên lai khấu trừ” – chị Duyên, một người đến quyết toán thuế sáng cùng ngày, đề nghị.

Sao không hạ 
mức khấu trừ?

Thông tin từ Cục Thuế TP và các chi cục thuế trên địa bàn cho biết đã nhận hơn 7.000 hồ sơ quyết toán thuế TNCN, trong đó Cục Thuế nhận hơn 3.000 hồ sơ. Nguồn tin này cũng cho biết khoảng 60% số hồ sơ này có số thuế hoàn, 40% hồ sơ có số thuế phải nộp thêm. Dự kiến trong những ngày tới, số hồ sơ quyết toán thuế tiếp tục tăng vì các trường hợp được hoàn thuế không bị giới hạn về thời gian.

Câu hỏi được đặt ra: tại sao người nộp thuế phải đi hoàn thuế nhiều như vậy? Trao đổi với Tuổi Trẻ, các chuyên gia thuế cho rằng nguyên nhân là do mức tạm khấu trừ 10% hiện nay là quá lớn.

Ông Vinh, một công chức về hưu, cho biết ngoài làm hợp đồng tại một cơ quan, ông còn đi dạy, cứ mỗi lần nhận được thù lao 2 triệu đồng là bị trừ 10%, tương đương 200.000 đồng.

Tuy nhiên, khi gom lại các khoản thu nhập để quyết toán vào cuối năm, ông chỉ nằm ở bậc thuế 5% trong biểu thuế lũy tiến nên ông buộc phải đi hoàn. “Số tiền được hoàn không bao nhiêu, chỉ vài trăm ngàn, nhiều lắm là hơn 1 triệu đồng nhưng tốn rất nhiều công sức” – ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, việc đi nhận tiền hoàn thuế tuy ít nhưng muốn có sự sòng phẳng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, bởi người nộp thuế có thiếu vài chục ngàn đồng cũng bị buộc phải nộp. “Tôi chẳng biết vì sao cơ quan thuế cứ đè ra thu 10% cho bằng được.

Với người ở TP.HCM thường có thu nhập cao đã đành, những đối tượng có thu nhập vãng lai ở tỉnh – thường có thu nhập không cao, chưa đến mức chịu thuế – chắc chắn sẽ được hoàn thuế vào cuối năm nếu bị khấu trừ 10%, vừa bị giam tiền vừa tốn công đi nhận hoàn thuế” – ông Vinh nói.

Một chuyên gia ngành thuế cũng có cùng quan điểm khi cho rằng chỉ nên khấu trừ 5% đối với người có thu nhập vãng lai và mức khởi điểm khấu trừ nên nâng lên 4-5 triệu đồng, thay vì 2 triệu đồng như hiện nay. Không nên “tính kỹ” quá như hiện nay bởi phần lớn người có thu nhập vãng lai đều có thu nhập không cao, thường rơi vào nhóm phải chịu thuế 5%, thậm chí không phải nộp thuế sau khi khấu trừ người phụ thuộc. Trong khi thu nhập một lần vài triệu đồng mà bị trừ 10% thì quá thiệt thòi cho người nộp thuế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ khi quyết toán thuế TNCN sáng 28-3 tại Cục Thuế, ông N.X.H., một người nộp thuế, cũng đề xuất hạ mức khởi điểm khấu trừ vì nhiều người bị giam tiền thuế oan, cuối năm lại phải trải qua quy trình hoàn thuế rất vất vả.

Trong khi đó, cơ quan thuế cũng gánh thêm việc vì phải hỗ trợ, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ rồi sau đó lãnh đạo cục phải ký hàng chục chữ ký. “Chính sách nên sửa theo hướng tin dân, tin người nộp thuế. Ai gian lận sẽ truy lại và xử phạt nặng, thay vì chặn trừ ngay từ đầu. Mẫu biểu cũng phải thoáng, không nên có quá nhiều chi tiết như hiện nay” – ông H. kiến nghị.

Vẫn tiếp nhận hồ sơ giấy 
để “chống nghẽn mạng”

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Lệ Nga, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết năm nay do cơ quan thuế tổ chức chương trình hỗ trợ quyết toán thuế sớm, từ ngày 21-3, nên một số người đã tranh thủ nộp hồ sơ trước, đương nhiên áp lực sẽ tăng hơn do nhiều người có tâm lý dồn vào ngày cuối.

“Để dự phòng tình huống nghẽn mạng, Cục Thuế TP đã yêu cầu nhân viên vẫn tiếp nhận hồ sơ giấy, thông tin của người nộp thuế được chép vào đĩa cứng, sau đó việc gửi thông tin này vào hệ thống sẽ do cơ quan thuế thực hiện” – bà Nga nói.

ÁNH HỒNG ([email protected])