01/11/2024

Ngư dân vẫn kêu khó vay vốn đóng tàu

Tàu hoàn thành nhưng chưa có chủ tàu nào được hoàn thuế VAT, một số chủ tàu dịch vụ hậu cần đã hoạt động nhưng không biết vùng biển nào được quy định là vùng biển “xa bờ” để được hỗ trợ theo quy định…

 

Ngư dân vẫn kêu khó vay vốn đóng tàu

 

 

Tàu hoàn thành nhưng chưa có chủ tàu nào được hoàn thuế VAT, một số chủ tàu dịch vụ hậu cần đã hoạt động nhưng không biết vùng biển nào được quy định là vùng biển “xa bờ” để được hỗ trợ theo quy định…

 

 

 

 

Ngư dân vẫn kêu khó vay vốn đóng tàu
Ngư dân trao đổi với Thống đốc Nguyễn Văn Bình về những vướng mắc trong quá trình vay vốn – Ảnh: Trần Mai

Tại hội nghị sơ kết hơn một năm triển khai nghị định 67 về cho vay vốn ưu đãi phục vụ hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ, diễn ra ở Quảng Ngãi sáng 7-3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết sẽ phối hợp cùng với các bộ ngành, địa phương tiếp tục có giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Trường Thọ – phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – cho biết việc thực hiện nghị định 67 còn nhiều vướng mắc như điều kiện vay vốn của các ngân hàng thương mại không thống nhất, thời gian xem xét thẩm định kéo dài… gây bức xúc cho chủ tàu.

Đặc biệt trong hợp đồng vay, một số ngân hàng không cơ cấu khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) vào tổng mức đầu tư để làm cơ sở tính toán tỉ lệ vay vì cho rằng chủ tàu được miễn thuế, nhưng thực tế chủ tàu vẫn phải chịu thuế VAT tăng nên nguồn vốn đối ứng chủ tàu cao hơn tỉ lệ theo quy định. Hơn nữa, chính sách hoàn thuế VAT cho chủ tàu không được thực hiện, các văn bản không thống nhất.

“Tại Quảng Ngãi hiện có 14 tàu hoàn thành nhưng chưa có chủ tàu nào được hoàn thuế VAT, một số chủ tàu dịch vụ hậu cần đã hoạt động nhưng không biết vùng biển nào được quy định là vùng biển “xa bờ” để được hỗ trợ theo quy định” – ông Thọ nói.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Bình cũng đã đi thực tế lắng nghe ý kiến của ngư dân trực tiếp vay vốn nghị định 67. Tại Hợp tác xã (HTX) dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ Nghĩa Phú, ông Trần Viết Minh, giám đốc HTX, cho rằng nghị định 67 sau một năm ra đời đã tạo điều kiện để ngư dân đóng tàu lớn, nâng cao công suất và đủ sức vươn khơi xa.

“Tuy nhiên, một thực tế là ngư dân đóng tàu xong ra khơi đánh bắt không về địa phương bán hải sản vì luồng lạch bị bồi lấp, dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua hải sản không đủ đáp ứng nhu cầu của ngư dân. Tôi đề nghị trung ương quan tâm thông luồng lạch, cầu cảng, vũng neo đậu…” – ông Minh nói.

Ngư dân Nguyễn Đức Thảo (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi), vừa vay ngân hàng 7 tỉ đồng đang khởi công đóng mới tàu, cho rằng còn nhiều khó khăn về giấy tờ vì ngư dân chỉ quen đánh bắt chứ không biết nhiều về thủ tục hành chính, cần phải có người hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ vay vốn.

Trong khi đó, theo ông Lê Viết Chữ – bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có bảy HTX dịch vụ và khai thác hải sản, nhưng vốn lưu động lại không có, dẫn đến tình trạng chủ nậu chung chi xăng dầu sau đó về mua lại hải sản với giá rẻ khiến ngư dân chịu nhiều thiệt thòi.

Do đó, ông Chữ đề nghị cần bổ sung nội dung này trong nghị định 67 để các HTX nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của ngư dân, đồng thời cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để chính sách hoàn thiện hơn, tháo gỡ khó khăn và vướng mắc cho 
ngư dân.

Hơn 1.360 tàu đã được phê duyệt

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 2-2016 đã có 27/28 tỉnh, TP ven biển phê duyệt danh sách các ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo nghị định 67 với hơn 1.360 tàu cá sẽ được tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, đạt 51% trên tổng số tàu đóng mới theo quyết định số lượng tàu đóng mới của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

Cũng tại hội nghị, các ngân hàng trên địa bàn đã ký kết 14 hợp đồng tín dụng với các ngư dân để đóng mới thêm 14 tàu với số tiền cho vay trên 190 tỉ đồng.

TRẦN MAI