Tuyển sinh ĐH khối công an: Cơ hội chỉ dành cho học sinh giỏi
Tại hội nghị tuyển sinh các trường khối công an được tổ chức hôm qua 26.2 tại Nghệ An, lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân của Bộ Công an khuyến cáo, cho dù Bộ Công an không đặt điểm ‘sàn’ trong việc nhận hồ sơ xét tuyển nhưng các thí sinh nên cân nhắc khi đăng ký dự tuyển vào các học viện, trường ĐH khối ngành này.
|
Năm ngoái, dù tổng chỉ tiêu của cả ngành khá lớn, khoảng 9.500 (trong đó ĐH là 4.500) nhưng áp lực với thí sinh (TS) dự tuyển vào khối trường CAND rất căng thẳng, điểm chuẩn ĐH các trường công an thuộc nhóm cao nhất trong cả nước. Năm nay, dự kiến áp lực đó còn gia tăng do tổng chỉ tiêu giảm. “Tổng chỉ tiêu chỉ còn 5.000, trong đó ĐH 3.200 (giảm 1.300), CĐ 600 (giảm 1.100), TC 1.000 (giảm 1.900), hệ văn hóa còn 200 (giảm 200). Trong khi đó, số TS đăng ký dự tuyển có chiều hướng gia tăng, vì vậy dự báo điểm chuẩn của các trường sẽ rất cao”, ông Cẩn thông tin.
Không vượt quá 10% chỉ tiêu tuyển thẳng một ngành
Việc xét tuyển tuyển thẳng vào các trường CAND năm nay được quy định không vượt quá 10% chỉ tiêu vào một ngành. Đối với các trường tuyển sinh vào nhiều ngành (như Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát nhân dân) thì tổng chỉ tiêu tuyển thẳng không quá 3% tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH vào từng trường. Ví dụ, với Học viện An ninh, cả trường có 610 chỉ tiêu tuyển mới ĐH hệ chính quy thì chỉ tiêu tuyển thẳng ĐH tối đa là 18 TS. Nếu số TS đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá tỷ lệ nêu trên, các trường phải chủ động đề xuất phương án xét tuyển cụ thể để đảm bảo tuyển đúng chỉ tiêu và công bằng cho các TS khác. Chẳng hạn như có thể xét ưu tiên TS đạt giải cao, hoặc kết quả thi THPT cao. TS diện ưu tiên xét tuyển, cộng điểm thưởng vào điểm thi để xét tuyển, căn cứ vào giải quốc gia mà TS đã đạt được, điểm cộng như sau: giải nhất được cộng 4 điểm, giải nhì 3 điểm, giải ba 2 điểm, giải khuyến khích 1 điểm.
|
Ôn tập các môn trắc nghiệm THPT quốc gia
Tiếp theo phần giới thiệu ôn tập các môn lý, hóa ở các số báo trước, trong số báo này các giáo viên sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp thí sinh ôn tập tốt các môn trắc nghiệm còn lại.
Môn sinh học: Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức
Thí sinh cần nắm vững kiến thức cốt lõi toàn bộ chương trình một cách ngắn gọn bằng cách lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
Để giải quyết bài tập môn sinh học, cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản như: hiểu thật kỹ cấu trúc vật chất di truyền; phân biệt cơ chế di truyền và biến dị ở mọi cấp độ, nhớ công thức toán học dành cho sinh học, chẻ nhỏ bài toán lớn, dùng đúng công thức, biết tích hợp các công thức.
Phạm Thu Hằng
(Trường THPT Tân Bình, TP.HCM) Môn địa lý: Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat
Khi ôn tập nội dung lý thuyết, thí sinh cần dựa theo cấu trúc đề thi năm 2015 và kết hợp sử dụng Atlat để ghi nhớ nội dung bài học.
Sách giáo khoa địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế và địa lý vùng kinh tế. Các phần này đều có mối tương quan với nhau. Trước tiên, cần có kiến thức nền trong phần tự nhiên, dân cư, kinh tế và cuối cùng là tổng hợp trong địa lý vùng kinh tế. Có thể hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ hình cây, bảng hệ thống…
Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ… Dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể.
Trong quá trình ôn tập, thí sinh cần chú ý rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ, đồ thị, tính toán, nhận xét, phân tích, giải thích các bảng số liệu.
Đặng Thị Chiếu Huyền
(Trường trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM) Môn lịch sử: Thay học vẹt bằng học chủ động
Ngoài việc học theo chương bài của sách giáo khoa, thí sinh có thể phân tích, tổng hợp các sự kiện có nội dung tương tự thành các chủ đề.
Để ôn tập hiệu quả, phải loại bỏ cách học vẹt, thay vào đó là học một cách học chủ động, sáng tạo những phương pháp riêng phù hợp với năng lực bản thân, phối hợp nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất. Không nên học bài theo kiểu ôm sách ngồi “gạo” từng câu từng chữ mà lấy giấy viết ra lập sơ đồ tổng quát cho từng chương, viết dàn ý chi tiết cho từng bài hoặc từng vấn đề nhỏ. Nên lập niên biểu các sự kiện lịch sử thế giới song song với lịch sử VN để thấy rõ sự tác động qua lại giữa các sự kiện đó. Cố gắng so sánh thật nhiều các sự kiện để tìm ra điểm tương đồng, sự khác biệt. Vận dụng tốt kiến thức có liên quan của môn văn, địa lý hoặc tìm những ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày qua sách báo, truyền hình để minh hoạ cho kiến thức lịch sử trở nên hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Phạm Thu Hà
(Trường THPT Vĩnh Viễn, Q.Tân Phú, TP.HCM) Bích Thanh
(ghi) |
Quý Hiên