23/12/2024

​Tháo ngòi nổ “bom hẹn giờ” tại Syria

Hôm nay, thoả thuận ngừng bắn tạm thời có hiệu lực ở Syria trong mọi con mắt hi vọng lẫn ngờ vực. Có quá nhiều yếu tố để người ta tin rằng thoả thuận này dễ đổ vỡ.

 

​Tháo ngòi nổ “bom hẹn giờ” tại Syria

 

 

Hôm nay, thoả thuận ngừng bắn tạm thời có hiệu lực ở Syria trong mọi con mắt hi vọng lẫn ngờ vực. Có quá nhiều yếu tố để người ta tin rằng thoả thuận này dễ đổ vỡ.

 

 

 

 

​Tháo ngòi nổ “bom hẹn giờ” tại Syria
Em bé người Syria bị thương do đánh bom khủng bố ở Damascus được đưa đến bệnh viện chữa trị hôm 21-2 – Ảnh: Reuters
“Sau khi thoả thuận ngừng bắn có hiệu lực thì chúng tôi vẫn không ngưng hoạt động không kích chống khủng bố
Ông Dmitry Peskov (người phát ngôn của điện Kremlin)

Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận để cùng nhau áp đặt một cuộc “ngưng các hoạt động thù địch” tại Syria, bắt đầu từ 0g (giờ Damascus) ngày 27-2.

Thế nhưng đến ngày hôm qua 26-2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn còn tuyên bố rằng “không ai có thể đảm bảo 100% rằng thoả thuận sẽ được tôn trọng” vì ông cho rằng Mỹ và liên minh chuẩn bị “kế hoạch B” thì điều đó có nghĩa mọi chuyện khó chắc chắn.

Trong khi đó, đến ngày hôm qua, phía điện Kremlin vẫn thừa nhận có những vụ không kích nhắm vào “hang ổ các lực lượng khủng bố” trước giờ ấn định ngừng bắn.

Tình thế chiến trường bức bách

Thoả thuận này được hi vọng như là một “công cụ” tháo ngòi nổ, cho dù vẫn là tạm thời, vô hiệu hoá quả bom xung đột sắp đến giờ phát hoả tại Syria. Bằng chứng là trước đó ngày 12-2, hội nghị ở Munich (Đức), với sự hiện diện của cả Mỹ và Nga, đã đạt được thoả thuận “ngừng bắn sau một tuần nữa”, nhưng tình thế chiến trường ở khu vực nông thôn phía bắc thành phố Aleppo, có biên giới chung với Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn diễn biến nguy hiểm tới mức có thể ví như một quả bom hẹn giờ sắp nổ tung.

Quân đội của Chính phủ Syria, được sự hiệp đồng của các nhóm dân binh Shiite do Iran tổ chức, nhờ cái ô không quân hùng mạnh của Nga, liên tiếp giành lại quyền kiểm soát nhiều địa bàn chiến lược vốn do phe đối lập kiểm soát từ năm 2012 đến nay.

Trong khi đó, lực lượng “dân vệ” người Kurd Syria mượn cớ “đánh IS” trong khu vực này, cũng tiến sát hơn đến biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình thế nguy khốn của quân đối lập và “nguy cơ người Kurd” khiến Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ quyết định phối hợp hành động nhằm “lập lại thế cân bằng” tại mặt trận này.

Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ và phương Tây đã không có hành động thiết thực nào để cản trở Nga và Iran – hai nước đang dùng sức mạnh quân sự, tài chính của họ tiếp sức cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện quyết tâm giải quyết cuộc xung đột bằng quân sự.

Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ không nói suông! Hoàng gia Saudi tổ chức một cuộc diễn tập quân sự “quy mô lớn chưa từng thấy trong khu vực Trung Đông”, đặt tên là “Sấm rền phương bắc”, với sự tham gia của quân đội 20 quốc gia Ả Rập và Hồi giáo, bắt đầu ngày 26-2 và kéo dài một tuần liền! Pháo binh và không quân Thổ Nhĩ Kỳ liên tục nhiều ngày đánh phá các vị trí của lực lượng người Kurd Syria ở bên Syria, chưa kể chuyện điều thêm 15.000 binh sĩ đến khu vực biên giới với Syria “để sẵn sàng ứng phó với tình hình”.

Hơn thế nữa, phía Saudi Arabia đánh tiếng sẵn sàng cung cấp cho phe đối lập Syria tên lửa phòng không vác vai hiện đại, để “lập lại thế cân bằng trên không phận Syria”.

Nếu tình huống này xảy ra thì Nga khó mà tiếp tục thoải mái không kích đánh quân đối lập như từ cuối tháng 9 năm ngoái đến nay!

Có thể nói tình hình đã nguy cấp đến mức ngày 12-2 Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo có thể xảy ra “chiến tranh thế giới” nếu Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đổ quân vào chiến trường tây bắc Syria!

Hi vọng và rủi ro

Theo nội dung thoả thuận ngày 22-2 giữa Mỹ và Nga, các nhóm đối lập (trừ lực lượng Nhà nước Hồi giáo – IS và mặt trận Nusra bị Liên Hiệp Quốc xác định là “khủng bố”) chấp nhận tham gia thoả thuận này tại Syria sẽ thông báo cho một trong hai đồng bảo trợ (Nga và Mỹ), để khu vực do họ kiểm soát sẽ không bị tấn công kể từ ngày 27-2.

Có thể nói Nga cũng là một bên chấp nhận ngừng bắn, tức là ngưng các cuộc không kích nhắm vào các nhóm đối lập không bị Liên Hiệp Quốc xếp loại “khủng bố”. Một khi chính Nga nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình thì có cơ sở, dù không hoàn toàn chắc chắn, để hi vọng tính khả thi của thoả thuận khó khăn này.

Ngay sau khi thoả thuận ngừng bắn ở Syria được công bố, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố nước ông “sẽ làm mọi việc có thể” để chính quyền Syria tuân thủ thỏa thuận này.

Trước đó, khi Tổng thống al-Assad tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng nhắc nhở tổng thống Syria “có thể không ra khỏi cuộc khủng hoảng trong danh dự, nếu không nghe theo những lời khuyên của Nga”!

Chính quyền al-Assad miễn cưỡng phải chấp nhận ngừng bắn, bởi họ cảm thấy đang ở thế thượng phong trên chiến trường. Nhưng nếu không có Nga tiếp tục trợ giúp thì quân đội Syria có thể làm gì được?

Một ẩn số nữa là thực tâm của Iran thế nào, trong khi nước này cũng đã tuyên bố “hoan nghênh” thoả thuận ngừng bắn tại Syria? Nếu các nhóm dân binh dòng Shiite do Iran đưa vào Syria (để tham gia bảo vệ chính quyền al-Assad) không tuân thủ ngừng bắn thì chưa biết sẽ xử lý ra sao…

NGUYỄN NGỌC HÙNG