23/01/2025

Xông đất nhà “cô giáo sáng tạo”

Đó là cô giáo trẻ Hoàng Thị Hiền (sinh năm 1981), tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Trần Khai Nguyên, TP.HCM.

 

Xông đất nhà “cô giáo sáng tạo”

 

 

Đó là cô giáo trẻ Hoàng Thị Hiền (sinh năm 1981), tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Trần Khai Nguyên, TP.HCM.

 

 

 

 

Xông đất nhà “cô giáo sáng tạo”
Một tiết lên lớp dạy môn địa lý cho học sinh lớp 10A15 của cô Hoàng Thị Hiền – Ảnh: Như Hùng

 

 

 

Cô Hiền vừa đoạt giải nhất cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT 2015” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Microsoft VN tổ chức. Hiện cô giáo trẻ này đang chuẩn bị các thủ tục để tham gia Diễn đàn giáo dục toàn cầu (do Microsoft tổ chức tại Hungary từ ngày 7 đến 10-3-2016.

Cô Hiền là nhà giáo trẻ say mê nghề nghiệp, tâm huyết và rất chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, là giáo viên đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục. Vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, năng động, cô Hiền được nhiều thế hệ học sinh trân quý; tiết dạy thể hiện những sáng tạo của cô luôn được học trò yêu thích và say mê

Thầy Nguyễn 
Duy Tuyển (hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên)

Bản thân phải 
thay đổi trước

* Chào cô, những ngày tết của cô diễn ra như thế nào?

– Cũng như nhiều phụ nữ khác: tôi làm mứt, dưa kiệu, nấu các món ăn truyền thống rồi đưa con đi chơi, dạo bộ ở đường hoa, đường sách…, xen kẽ đó là việc tự học tiếng Anh, sửa bài cho nhóm học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật để đi thi cấp quốc gia; sửa bài cho học sinh chuẩn bị thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”…

* Cả năm có mấy ngày tết mà cô cũng tranh thủ thời gian cho công việc sao?

– Tính tôi từ xưa tới giờ vẫn vậy, thấy việc mà không làm thì trong người khó chịu lắm. Tất cả đã thành thói quen, như máu chảy trong người vậy đó – không thay đổi được.

* Ban giám hiệu Trường THPT Trần Khai Nguyên đã giới thiệu: “Cô Hiền là giáo viên đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy” ở trường, cô nghĩ sao về nhận xét này?

– Đó là từ năm 2011 sau khi tham gia khoá tập huấn “Dạy học theo dự án”, tôi đã thay đổi tư duy về phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy cách dạy từ lâu nay phần lớn là dạy lý thuyết và dạy theo kiểu học thuộc lòng.

Khi bước vào cuộc sống học sinh không biết cách làm việc nhóm, không có khả năng xử lý thông tin, thiếu tính trách nhiệm, hay đùn đẩy… Và tôi nhận ra bản thân người giáo viên phải thay đổi trước – thay đổi để tạo điều kiện cho học sinh phải làm việc trong quá trình học tập chứ không chỉ ngồi thụ động nghe giảng, để học sinh có sự chủ động trong cuộc sống, có tư duy phản biện, có kỹ năng tự học.

Để làm được những điều ấy thì người giáo viên phải sử dụng được công nghệ thông tin cho việc dạy, học sinh phải sử dụng được công nghệ thông tin cho việc học của mình. Thế nên, tôi lao vào học công nghệ thông tin và cách ứng dụng nó vào công tác giảng dạy.

Vào đầu mỗi năm học, tôi đều mở một lớp dạy miễn phí về công nghệ thông tin trên online, dạy vào thứ bảy, chủ nhật nhằm hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh những công cụ phục vụ cho việc học tập như: phần mềm tạo bài thuyết trình, phần mềm làm phim, phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm…

Em nào thích thì học, không thì thôi chứ tôi không ép buộc. Nhưng nếu đã học mà không làm bài tập thì sẽ bị loại ra khỏi lớp. Số lượng học sinh theo học thì tuỳ thời điểm, dao động từ 50-80 em. Khi các em đã có đủ kỹ năng cần thiết sẽ chuyển sang nhóm “dạy học 
dự án”…

Làm cho học sinh 
thay đổi

* Cô nghĩ sao khi hiện tại xã hội vẫn coi môn địa lý là môn phụ?

– Tôi chưa bao giờ xem môn mình dạy là môn phụ cả. Và tôi cũng không cho phép học sinh của mình nghĩ địa lý là môn phụ. Cũng có một số học sinh trước đây nghĩ như vậy nhưng sau khi học với tôi các em hiểu ra môn địa có tầm quan trọng đối với cuộc sống của mình.

Ngay từ khi mới gặp gỡ học sinh, tôi đã nói cho các em biết về thực trạng lao động người Việt thiếu nhiều kỹ năng cần thiết, về những học sinh giỏi ở bậc THPT nhưng khi vào đại học thì “bơi” không nổi, về những sinh viên tốt nghiệp đại học đi làm nhưng không trụ được ở các tập đoàn lớn do thiếu kỹ năng cơ bản…

Trong buổi nói chuyện đó, tôi nói với các em kiến thức chỉ là một phần, kỹ năng sống mới là quan trọng. Và tôi không giấu giếm mong muốn cung cấp, rèn luyện cho học trò của mình những kỹ năng mà nhiều bạn trẻ đang thiếu chứ không phải chỉ dạy kiến thức môn địa.

Ví dụ: tôi dạy bài về ngoại lực, về xâm thực xói mòn, tôi không chọn cách trình chiếu cho học sinh xem về các hiện tượng đó.

Tôi thành lập Facebook nhóm rồi giao bài cho học sinh: các em cần xem những phim nào trên mạng, từ khoá để tìm kiếm tư liệu là gì… cần chuẩn bị những nội dung kiến thức ra sao, thảo luận nhóm rồi làm bài thuyết trình để trình bày trong tiết học…

Khi có điều kiện, tôi mời một số chuyên viên, sinh viên đến trường trao đổi với học sinh về những điều các em quan tâm. Ví dụ mới đây tôi nghe có một bạn nói chuyện về tư duy phản biện ở một trường THPT tư thục, tôi bèn làm quen và mời bạn ấy về dạy cho học sinh của mình.

* Thế có phụ huynh nào lên trường “mắng vốn” cô bắt con tôi học quá nhiều không?

– Có, mới đầu năm học 2015-2016 này nè, phụ huynh lên gặp ban giám hiệu trường phản ảnh là tôi dạy môn địa mà bắt học sinh làm nhiều thứ quá, học đủ thứ trên mạng trong khi con em họ phải dành thời gian học toán, lý, hoá. Nghe vậy về nhà tôi khóc mất mấy ngày.

Thời điểm đó, tôi đã định đóng cửa lớp học online nhưng học sinh năn nỉ dữ quá nên tôi lại thôi. Thật ra, ngoài tâm huyết thì tôi cũng đổ rất nhiều thời gian, công sức cho ý nguyện của mình. Ví dụ buổi tối về – thay vì nghỉ ngơi thì tôi phải coi bài, sửa bài cho các em.

Ngay cả những phim, những bài tôi yêu cầu học sinh xem thì tôi cũng phải xem trước, đọc trước, làm trước. Thứ bảy, chủ nhật thay vì đi chơi thì tôi lên mạng 
dạy học…

Nhưng nghĩ lại trong bối cảnh đánh giá học sinh bằng điểm số như hiện nay thì phụ huynh sợ con em họ tụt điểm, tụt hạng cũng phải thôi.

Tôi mong muốn tất cả học sinh của mình đều học theo ước nguyện của tôi đã trình bày ở trên nhưng có ý kiến phụ huynh nên tôi cho các em tự nguyện, em nào thích thì học theo phương pháp của tôi, không thì thôi.

Đến nay đã có phụ huynh hiểu được công việc tôi đang làm và nhắn tin cảm ơn tôi. Sau này khi tôi tổ chức những buổi học rèn kỹ năng thì nhiều phụ huynh chủ động nhắn tin xin cho con em mình theo học nữa đấy!

Tôi không có tham vọng làm cho xã hội thay đổi cách nhìn về môn địa. Tôi chỉ làm cho học sinh của tôi thay đổi mà thôi. Hiện tại, mỗi ngày tôi vào lớp dạy là một ngày vui vì tôi nhận được các em thương, được các em hưởng ứng, cộng tác với cách dạy của mình.

* Năm mới, cô ước gì cho nền giáo dục VN?

– Tôi ước chương trình – sách giáo khoa phổ thông sẽ được thay đổi theo hướng tích cực. VN có nhiều thầy cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy – dạy học sinh theo hướng vận dụng kiến thức vào thực tế chứ không dạy lý thuyết suông. Môn địa lý sẽ là môn được một số trường đại học chọn làm môn thi tuyển sinh.

Thật ra địa lý là môn học có nhiều nội dung kiến thức được sử dụng trong cuộc sống thực tế. Tất cả những gì môn địa đang dạy cho học sinh như kỹ năng phân tích, xử lý bảng số liệu rất cần cho những người làm kinh tế.

Tôi cho rằng một số ngành của trường đại học tuyển sinh chưa đúng. Ví dụ ngành kinh tế nên tuyển sinh bằng môn địa vì bản chất chung của kinh tế là phân tích sự thay đổi của thị trường, sự thay đổi của tình hình kinh tế chung.

Sinh viên học kinh doanh phải hiểu về đặc điểm vùng, miền, cơ cấu dân số, các yếu tố tự nhiên về vùng, miền đó để quyết định chiến lược đầu tư, quyết định nhóm hàng nào đầu tư vào vùng đó. Khi dạy đến bài nào, kiến thức đó sẽ áp dụng vào trường hợp nào tôi đều nói rõ cho học sinh biết, cho học sinh tìm ví dụ, phân tích và hiểu ra tầm quan trọng của môn học.

Tôi dạy các em kiến thức thực tế chứ không dạy lý thuyết suông.

HOÀNG HƯƠNG THỰC HIỆN