23/01/2025

‘Hái ra tiền’ nhờ vườn bồ ngót sạch

Nhờ trồng rau sạch, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Phượng không chỉ xây được nhà ở kiên cố khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình mà còn lo cho 4 người con học đại học, cao đẳng, lập gia đình và có cuộc sống riêng ổn định.

‘Hái ra tiền’ nhờ vườn bồ ngót sạch

 

 

Nhờ trồng rau sạch, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Phượng không chỉ xây được nhà ở kiên cố khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình mà còn lo cho 4 người con học đại học, cao đẳng, lập gia đình và có cuộc sống riêng ổn định.






Bà Phượng phấn khởi khi vườn rau sạch cho thu nhập cao - Ảnh: Ngọc Tâm

Bà Phượng phấn khởi khi vườn rau sạch cho thu nhập cao – Ảnh: Ngọc Tâm


Kiên trì với cây rau
Bà Phượng (thôn Thiết Đính Bắc, TT.Bồng Sơn, H.Hoài Nhơn, Bình Định) kể: “Năm 1990, hai vợ chồng tôi lấy nhau rồi lên lập nghiệp ở khu kinh tế mới thôn Thiết Đính Bắc. Thời đó, vợ chồng cố gắng cải tạo đất trồng tiêu, keo như các hộ gia đình khác, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, cái ăn cái mặc hằng ngày cho gia đình cứ đeo bám suốt. Nếu trông chờ vào mấy sào ruộng thì cũng không đủ ăn. Vợ chồng tôi bàn với nhau hay là trồng rau may ra mới thoát được cái khó”.
 
 
'Hái ra tiền' nhờ vườn bồ ngót sạch - ảnh 1
Cách làm của gia đình bà Phượng rất hay, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa cung cấp nguồn rau sạch ra thị trường và vừa giúp bà con quanh vùng theo đó làm ăn thoát nghèo

'Hái ra tiền' nhờ vườn bồ ngót sạch - ảnh 2
 
Bà Lê Thị Thanh Hương, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định
 

Nghĩ là làm. Hai vợ chồng cùng cày cuốc thêm trên những mảnh đất bỏ hoang để chờ đến ngày có thể gieo mầm, trồng rau. Ngày ấy, nhiều người không tin là vợ chồng bà Phượng có thể sống được nhờ vào việc trồng rau trên mảnh đất khô hạn, khó cải tạo này.

“Nhớ lại thời đó đúng là khổ không kể đâu cho hết. Hết làm ngày tới làm đêm. Tay mình chai nhiều thì đất đai cũng đỡ khô, đỡ cằn. Ông bà ta có câu: đồng vợ đồng chồng tát cạn Biển Đông. Huống hồ là mảnh đất, nó không phụ tay mình đâu”, bà Phượng kể.
Ban đầu, hai vợ chồng cũng chỉ trồng rau muống, rau cải, sau này mới trồng thêm bí, mướp, bầu… đem bán lẻ tại chợ ở thị trấn. Nhờ chịu thương, chịu khó cộng với những kinh nghiệm đã học hỏi được mà vườn rau bà trồng ngày càng lên xanh mơn mởn. Nhận thấy rằng, một vụ rau không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng cho thu nhập cao hơn nhiều loại nông sản khác, vậy là gia đình bà cứ theo hướng đi đã mở mà làm, tập trung cho những vụ rau mới xanh tốt.
Giúp nhau thoát nghèo
Giữa năm 2015, gia đình bà Phượng là một trong 8 hộ được Hội Nông dân H.Hoài Nhơn hỗ trợ để xây dựng mô hình trồng bồ ngót sạch. Sau gần 2 tháng xuống giống bằng phương pháp giâm cành, trồng trong nhà lưới, lại có sự hỗ trợ của hệ thống tưới phun sương tự động nên rau phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
Bà Phượng cho biết, rau ngót là loại cây dễ trồng, thu hoạch quanh năm, giá bán cũng ổn định mà người dân lại rất ưa chuộng bởi rau tính lành, mát, nhất là lại canh tác theo phương pháp an toàn vệ sinh thực phẩm. Những tháng qua, bà Phượng thu hoạch đều đặn mỗi ngày trên 300 bó, thu về 300.000 – 450.000 đồng. Ngoài ra, gia đình bà còn có thu nhập từ rẫy keo, 300 gốc tiêu và các khoản khác.
Hiện bà Phượng nhân rộng mô hình trồng rau bồ ngót sạch lên một sào, thương lái đến thu mua tận vườn. Từ đó, nhiều hộ dân ở xung quanh và ở xã Hoài Xuân, Hoài Tân cũng đến tìm bà học hỏi cách trồng rau cho năng suất tốt, thu nhập cao.
Nhờ trồng rau sạch, gia đình bà Phượng không chỉ xây được nhà ở kiên cố khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình mà còn lo cho 4 người con học đại học, cao đẳng, lập gia đình đầy đủ, có cuộc sống riêng ổn định. Ngoài ra, bà Phượng còn đảm nhận vai trò chi hội trưởng phụ nữ thôn, hỗ trợ nhiều chị em phát triển kinh tế gia đình bằng cách giúp họ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi trên 1 tỉ đồng, xây dựng quỹ tiết kiệm xoay vòng vốn thoát nghèo cho nhau mượn.
Bà Lê Thị Thanh Hương, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định, nhận định: “Đây là một trong những mô hình trồng sau rạch tiêu biểu theo các tiêu chuẩn chung về rau sạch. Chúng tôi nhận thấy cách làm của gia đình bà Phượng rất hay, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa cung cấp nguồn rau sạch ra thị trường và vừa giúp bà con quanh vùng theo đó làm ăn thoát nghèo”.
Yên tâm với sản phẩm rau sạch
Chị Nguyễn Thị Hương (thôn Thuận Thường 2, xã Hoài Xuân), sau khi học hỏi mô hình trồng rau sạch ở chị Phượng, cho biết: “Tôi học trồng rau sạch để bán cho bà con, toàn người quen ở trong xã, trong huyện, họ đều thích ăn rau nhà tôi vì yên tâm. Quan trọng nhất là phải tạo được niềm tin cho người mua. Họ biết mình, biết vườn rau của mình, tin tưởng sản phẩm rau của mình không độc hại, họ truyền tai nhau”.

Tâm Ngọc