23/12/2024

Xây dựng, chỉnh đốn là vấn đề sinh mệnh của Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vấn đề có ý nghĩa ở tầm chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình công cuộc đổi mới đồng thời quyết định cả vấn đề sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ.

 

Xây dựng, chỉnh đốn là vấn đề sinh mệnh của Đảng

 

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vấn đề có ý nghĩa ở tầm chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình công cuộc đổi mới đồng thời quyết định cả vấn đề sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ.



 


Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng XII - Ảnh: TTXVN

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng XII – Ảnh: TTXVN


Đây là quan điểm của GS Hoàng Chí Bảo (ảnh), Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư, trong cuộc trò chuyện với PV Thanh Niên

Xây dựng, chỉnh đốn là vấn đề sinh mệnh của Đảng - ảnh 2

       Ảnh: Trường Sơn


* Tại Đại hội (ĐH) Đảng XII vừa qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống… Theo ông việc này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
– Đảng ta với dũng khí tự phê phán đã thừa nhận là trên thực tế Đảng chưa thực sự trong sạch vững mạnh. Vì lẽ đó lần này Đảng ta họp ĐH với một tinh thần trách nhiệm rất cao trước Đảng và trước nhân dân, đặt vấn đề xây dựng Đảng lên hàng đầu và trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ khoá XII thì nhiệm vụ đầu tiên vẫn là tăng cường chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh để ngang tầm với nhiệm vụ, để đẩy lùi được suy thoái, làm cho Đảng có thể đảm trách được những nhiệm vụ, trọng trách lớn mà dân tộc và nhân dân ủy thác.
Tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nhấn mạnh vấn đề xây dựng Đảng như thế là rất có ý nghĩa, nó ở tầm chiến lược và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là khi đã hội nhập sâu và quốc tế, và nó cũng quyết định cả vấn đề sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ như chính Đảng ta đã khẳng định. 

 
 
Xây dựng, chỉnh đốn là vấn đề sinh mệnh của Đảng - ảnh 3
Văn kiện, nghị quyết ĐH Đảng XII có thể thấy rất nhiều điểm nhấn về chính trị, ví dụ như xây dựng Đảng là một tư tưởng lớn bao trùm toàn bộ văn kiện. Đảng cũng dự báo trước để phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra với một Đảng cầm quyền. Đây là tư tưởng rất lớn và rất mới lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện ở tầm ĐH Đảng toàn quốc

Xây dựng, chỉnh đốn là vấn đề sinh mệnh của Đảng - ảnh 4
 
 
 


* Thưa ông vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái… thực ra đã được đặt ra từ những nhiệm kỳ trước nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để vì dường như có quá nhiều khó khăn. Theo ông, có những dấu hiệu nào cho thấy sau ĐH Đảng XII, Đảng sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện được nhiệm vụ này?
– Đảng ta lãnh đạo cầm quyền là lãnh đạo toàn diện cả Đảng, Nhà nước và xã hội nên lần này văn kiện ĐH Đảng XII đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng tăng cường kiểm soát quyền lực, đảm bảo quyền lực không bị tha hóa, chống lại tình trạng lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền hạn chức vụ để làm những điều bất minh, bất chính. Không có kiểm soát quyền lực sẽ dẫn đến tham nhũng cũng như làm tổn hại đến khối đoàn kết trong Đảng.
Muốn kiểm soát quyền lực thì chỉ có thể bằng sức mạnh của dân chủ nên thực hành dân chủ cũng được nêu rất kỹ trong văn kiện ĐH Đảng XII, nhất là vấn đề thực hành dân chủ trong Đảng. Đây được coi là hạt nhân để thúc đẩy dân chủ trong xã hội và bản thân vấn đề xây dựng, phát huy dân chủ và sức mạnh toàn dân tộc nằm trong chủ đề cốt lõi của ĐH lần này.
Hơn nữa bây giờ Đảng ta đưa ra một tuyên bố và được coi đó như một thông điệp “Lợi ích dân tộc là tối cao, phát triển đất nước là vấn đề cốt lõi”. Tất cả những yêu cầu to lớn, mới mẻ đó diễn ra trong một bối cảnh phức tạp càng đòi hỏi Đảng phải có bản lĩnh, phải có trí tuệ, có sức mạnh từ lòng dân và đoàn kết thống nhất trong Đảng.
* Tại ĐH Đảng XII vừa qua đã có ý kiến xung quanh vấn đề đổi mới chính trị. Theo ông cần nhìn nhận vấn đề đổi mới chính trị trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
– Câu hỏi có ý nghĩa và có tính thời sự. Từ kinh nghiệm và thực tiễn của 30 năm Đổi mới nhiều người đã ví ĐH VI như một dấu son trong lịch sử của Đảng mở đầu cho công cuộc đổi mới. Hoàn cảnh thực tiễn thời điểm đó chúng ta phải chèo chống với các vấn đề như khủng hoảng, lạm phát, phải nâng cao đời sống của nhân dân và phải vực dậy nền kinh tế đã suy sụp, thì đổi mới kinh tế được coi là trọng tâm nhưng vẫn phải đổi mới đồng bộ với chính trị. Tại ĐH Đảng XII chúng ta đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đổi mới toàn diện, đồng bộ mà cái đồng bộ rõ nhất là đổi mới kinh tế và chính trị. Muốn đổi mới kinh tế thì tất yếu đặt ra phải đổi mới chính trị.
Vấn đề đổi mới chính trị lần này có thể coi như một điểm nhấn trong quan điểm tư tưởng của Đảng thể hiện qua văn kiện. Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu thì đụng đến vấn đề thể chế.
Văn kiện, nghị quyết ĐH Đảng XII có thể thấy rất nhiều điểm nhấn về chính trị, ví dụ như xây dựng Đảng là một tư tưởng lớn bao trùm toàn bộ văn kiện. Đảng cũng dự báo trước để phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra với một Đảng cầm quyền. Đây là tư tưởng rất lớn và rất mới lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện ở tầm ĐH Đảng toàn quốc.
Chống tham nhũng không chỉ bằng luật pháp
GS-TS Hoàng Chí Bảo phân tích: “Đổi mới kinh tế đã khó vì nó không chỉ đụng đến tư duy kinh tế mà nó còn vấn đề là giải phóng được sức sản xuất thay đổi mô hình phát triển kinh tế, cơ chế chính sách và quản lý, nhưng đổi mới chính trị còn khó hơn nhiều. Ai cũng mong muốn có một nền dân chủ pháp quyền, nhân văn, ai cũng mong muốn một xã hội ổn định phát triển nhưng nếu giải quyết bài toán đổi mới chính trị này không khéo thì rất dễ gây mất ổn định và rối loạn mà thực tế cho thấy nhiều nơi như thế lắm. Từ sự đổ vỡ của Liên Xô, Đông Âu, nội chiến ở Bắc Phi, gần đây là câu chuyện Ukraine… tất cả những sự kiện đó đều cho thấy câu chuyện là đổi mới chính trị đã từng diễn ra ở rất nhiều đảng, nhiều nước, nhiều chính thể khác nhau mà không mấy thành công.
Trong đổi mới chính trị muốn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng thì Đảng phải gương mẫu chấp hành luật pháp, Đảng cũng phải hoạt động trong hành lang luật pháp, không vi hiến. Đảng vi hiến thì đảng sẽ tự tổn thương và sẽ tạo nên mất uy tín trong xã hội; phải thực hiện dân chủ thực chất. Phát triển kinh tế, xây dựng chính trị, phát triển văn hoá phải được đặt ngang tầm nhau trong đó có văn hoá chính trị. Chống tham nhũng không chỉ bằng luật pháp, phải chống tham nhũng bằng đạo đức, văn hoá nữa. Nhất là vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục liêm sỉ trong Đảng, trong xã hội. Con người ta biết tự trọng, biết tự bảo vệ chính mình thì sẽ không rơi vào những tha hoá tệ hại đó”.

Ngày 2.2, Đảng uỷ khối Dân – Chính – Đảng TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng (3.2.1930 – 3.2.2016). Tại buổi lễ, Ban tổ chức trao Huy hiệu Đảng đợt 3.2 cho 27 đảng viên tròn tuổi Đảng, gồm 2 đảng viên nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; 2 đảng viên nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; 23 đảng viên nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Trong dịp kỷ niệm này, Thành uỷ TP.HCM đã quyết định trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3.2 cho 2.096 đảng viên tròn tuổi Đảng. Trong đó, có 33 đảng viên tròn 65 năm tuổi Đảng; 40 đảng viên tròn 60 năm tuổi Đảng; 119 đảng viên tròn 55 năm tuổi Đảng; 352 đảng viên tròn 50 năm tuổi Đảng… Đặc biệt, trong đợt này có 36 đảng viên được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Tân Phú

 

Trường Sơn 
(thực hiện)