23/01/2025

Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á

Các chuyên gia lạc quan dự báo, trong năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ gia tăng, VN sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai châu Á.

 

Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á

 

Các chuyên gia lạc quan dự báo, trong năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ gia tăng, VN sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai châu Á.

 

 

 

 

VN tiếp tục hút vốn đầu tư nước ngoài - Ảnh: Ngọc Thắng

 

 

VN tiếp tục hút vốn đầu tư nước ngoài – Ảnh: Ngọc Thắng

 

 

Tại hội thảo thuyết trình kinh tế toàn cầu tại TP.HCM hôm qua (27.1), Ngân hàng Standard Chartered đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của VN lên 6,9%, cao hơn nhiều so với mức 6,6% dự báo trước đó, mặc cho tăng trưởng toàn cầu có thể ở mức thấp 2,9% trong năm 2016. Điều này có được nhờ vào 2 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lớn nhất là sản xuất và xây dựng trong bối cảnh thu hút FDI tiếp tục khả quan.
Vẫn hút vốn ngoại
Lý do nâng mức dự báo, theo nhóm nghiên cứu của Standard Chartered, trong 6 quý gần đây, tăng trưởng GDP của VN luôn cao hơn chỉ tiêu.
 
 
Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á - ảnh 1
Khu vực trong nước (đầu tư và tiêu dùng) tiếp tục được cải thiện, song mức độ cải thiện không lớn do kinh tế thế giới còn nhiều trở ngại. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn tiếp tục là nhân tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á - ảnh 2
 
 
 
Năm 2015, kinh tế VN tăng trưởng mạnh với mức 6,7%, là mức tăng cao nhất từ khi VN tái cơ cấu kinh tế. Dự báo năm 2016, VN chính là điểm sáng của châu Á và ASEAN khi sẽ vươn lên trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 tại châu Á, chỉ sau Ấn Độ.
Ông Marios Maratheftis, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế toàn cầu thuộc Standard Chartered, nhận định VN có lợi thế về môi trường đầu tư và là một trong số ít nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa.
Trong đó, lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư có thể sẽ tiếp tục đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP. Khảo sát các công ty nước ngoài tại VN cho thấy, có 44% doanh nghiệp (DN) đã chọn VN vì thị trường tiêu dùng nội địa lớn.
Trong khi đó, vốn FDI vào VN đóng vai trò quan trọng khi ngày càng tăng, năm 2015 đã đạt mức 15,6 tỉ USD. Dự báo dòng vốn FDI vẫn tiếp tục vào mạnh trong nửa đầu năm 2016.
Tăng trưởng xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2016 và chững lại trong nửa cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài giảm. Ngân hàng này cũng dự báo lạm phát cả năm sẽ chỉ đạt 1,4%. Với nhận định triển vọng kinh tế VN ngày càng tốt hơn, Standard Chartered cũng nâng dự báo tăng trưởng VN năm 2017 từ 6,8% trước đó lên 7%.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, lạm phát sẽ được kiểm soát tốt trong 2016 mặc dù các yếu tố năng lượng, điều chỉnh giá dịch vụ công như y tế, giáo dục và một số hàng hóa cơ bản như điện sẽ phần nào đẩy CPI năm 2016 cao hơn 2015.
Khu vực trong nước (đầu tư và tiêu dùng) tiếp tục được cải thiện, song mức độ cải thiện không lớn do kinh tế thế giới còn nhiều trở ngại. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn tiếp tục là nhân tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Rời Trung Quốc, 36% doanh nghiệp chọn VN
Theo các chuyên gia, VN đang thu hút FDI bằng nhân lực giá rẻ, dân số trẻ và thị trường tiêu dùng nội địa lớn. Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế châu Á – Standard Chartered, nhận xét Trung Quốc không còn là điểm đến của dòng vốn nước ngoài vì chi phí vận hành và chi phí nhân công ngày càng đắt đỏ. Nhiều nhà đầu tư đang xem xét cơ hội đầu tư ở ASEAN với lực lượng trẻ và rẻ so với Trung Quốc.
Trong câu hỏi nếu chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, DN sẽ đặt nhà máy mới ở đâu? Có 36% câu trả lời chọn VN, trong khi Campuchia là 25%, Bangladesh và Indonesia 10%, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka mỗi quốc gia 5%, Philippines có 3%. Trong đó, nguyên nhân phần lớn nhà sản xuất chọn VN là họ có thể tiết kiệm đến 19% về lương so với các nước trong khu vực. Tiền lương tối thiểu của công nhân ở VN chưa đến 100 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với ở Thâm Quyến khoảng 230 USD/tháng, trong khi ở Phnom Penh khoảng 50 USD.
Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Bắc Á càng tăng đầu tư vào VN và đóng vai trò then chốt trong những năm gần đây. Cụ thể, các DN Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan tiết lộ sẽ có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào VN trong 10 – 15 năm tới. Ông Chidu Narayanan đánh giá VN với nguồn lao động phong phú, chi phí vận hành, chi phí lao động rẻ, thị trường tiêu dùng nội địa lớn với người trẻ chi tiêu mạnh tay trong bối cảnh nền kinh tế vẫn phát triển cao nổi bật hơn hẳn so với các nước trong khu vực trong vài năm tới.
Khảo sát DN của Standard Chartered về tình hình kinh doanh công ty trong năm mới sẽ như thế nào, có 56% DN cho rằng viễn cảnh sẽ tốt hơn, 14,8% nghĩ tình hình sẽ tệ hơn.
Trong cái nhìn toàn cảnh nền kinh tế VN năm 2016, có 21,7% DN cho rằng khả quan, 52,3% DN nghĩ khá khả quan, 15,7% nghĩ tình hình trung bình, 5,7% hơi bi quan. “Indonesia và VN là 2 nền kinh tế lạc quan nhất”, ông Marios Maratheftis nhận xét.
Bài toán tỷ giá
Các DN tại hội thảo cũng cho thấy nỗi lo lắng lớn nhất nằm ở biến động tỷ giá. Đối với DN xuất khẩu, có 53,5% DN cho biết họ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thấp, gần 38% cho rằng họ phòng ngừa trung bình, và chỉ có 8,6% cho rằng họ có sự phòng ngừa cao.
Bài toán tỷ giá được đặt lên bàn các chuyên gia khi có DN hỏi, năm 2015 họ đã lập dự toán ngân sách công ty là 21.500 đồng từ đầu năm, nhưng đến cuối năm tỷ giá đã vọt lên mức 22.500 đồng/USD.
Năm nay họ nên chọn mức tỷ giá dự toán như thế nào để không bị động vào cuối năm? Standard Charered cho rằng, với chính sách tỷ giá mới cho năm mới, đồng VND sẽ được giảm bớt áp lực.
Các chuyên gia dự báo còn nhiều dư địa trong điều chỉnh tỷ giá. Theo đó, trong quý 1, tỷ giá USD/VND dự báo nằm ở mức 22.600 đồng, quý 2/2016 ở mức 22.800 đồng, quý 3 – 4/2016 sẽ ở mức 22.700 đồng.

Hồng Sương