28/12/2024

ĐẠI HỘI ĐẢNG XII: Giữ nước từ lúc nước chưa nguy

Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh việc xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.

 ĐẠI HỘI ĐẢNG XII:

Giữ nước từ lúc nước chưa nguy

 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh việc xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.



 



 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Đại tướng Trần Đại Quang – Ảnh: TTXVN


Hôm qua (22.1), Đại hội Đảng XII làm việc tại hội trường, thảo luận các văn kiện dưới sự điều hành của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Phát biểu góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII tại phiên họp sáng qua, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN, nhấn mạnh việc xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.
Theo đại tướng, những năm tới thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, bất trắc, rất khó lường; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố và các thách thức phi truyền thống diễn biến phức tạp với nhiều đặc điểm mới… Trong nước, trước xu thế hội nhập và mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh lợi ích giữa các nước, chúng ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch bằng hoạt động “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ ta… Tình hình Biển Đông có những khó khăn, thách thức mới.
Quân đội mở rộng lực lượng ưu tiên hiện đại hoá
 
 
Giữ nước từ lúc nước chưa nguy - ảnh 1
Việc dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc là quy luật tồn tại và phát triển của đất nước. Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”
Giữ nước từ lúc nước chưa nguy - ảnh 2
 
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN
 

Để thực hiện được vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; trách nhiệm chính trị, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó, ông Lịch đề xuất một số vấn đề thực hiện “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Theo đó, bên cạnh nhóm nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là tham mưu với Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, ông Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn cả nước. Đó là nền quốc phòng với tiềm lực, sức mạnh tổng hợp, được cấu thành trên cơ sở nguồn lực quốc gia và trong nhân dân, từ nhân dân, mang đậm tính chất tự vệ, không nhằm đe doạ bất cứ quốc gia nào. Giải pháp quan trọng khác là đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, thực sự là lực lượng nòng cốt cho toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. “Số lực lượng được ưu tiên hiện đại hóa sẽ tiếp tục được mở rộng so với nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI. Còn mở rộng đến đâu, hiện đại hoá những lực lượng nào và mức độ ra sao là tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và khả năng, nguồn lực của đất nước”, ông Lịch nói.
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Quân đội thực hiện tốt Đề án tổ chức lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, có cơ cấu tổ chức phù hợp, thành phần quân chủng, binh chủng cân đối, hợp lý; tiếp tục điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước trong tình hình mới.
Cuối bài phát biểu, ông Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: “Việc dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc là quy luật tồn tại và phát triển của đất nước. Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.
Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa
 
 
Trong ngày hôm qua đã có 22 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng đoàn, ban cán sự Đảng, cơ quan phát biểu ý kiến. Hôm nay (23.1), Đại hội tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội XII và nghe báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về công tác nhân sự Ban Chấp hành T.Ư khoá XII.
 

Phát biểu tại đại hội, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cũng lưu ý thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, khó lường. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với hình thái, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ; gia tăng liên kết trong – ngoài hòng tập hợp lực lượng, hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, chuẩn bị điều kiện tiến hành “cách mạng màu” nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma tuý, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tệ nạn xã hội, giữ gìn kỷ cương, phép nước sẽ vẫn là mặt trận nóng bỏng.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, theo Bộ trưởng, lực lượng Công an nhân dân sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có giải pháp nâng cao năng lực nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chiến lược, nhận diện sớm các nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước.
Tiếp tục đổi mới các biện pháp phòng ngừa, đối sách đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để hình thành, công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện trọng đại của đất nước; vô hiệu hoá hoạt động của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, giữ vững an ninh quốc gia trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn.
Ý kiến:
Vai trò người đứng đầu cực kỳ quan trọng
Tôi nghĩ rằng trong chừng mực nào đó, một số địa phương cũng phải có gì đó như là “xé rào” thì mới phát triển được. Nhiều thế hệ lãnh đạo lớp trước của Bình Dương đã làm những việc như vậy, nên chúng tôi mới được như ngày nay. Những việc ấy nếu không có gì cá nhân mà hợp lý thì sẽ ổn. Nhưng nói thật, nếu mình không được “bật đèn xanh” thì việc “xé rào” cũng rất mạo hiểm.
Tôi chưa nghĩ đến “sự đổi mới thể chế” từ T.Ư, nhưng thấy bộ máy của chúng ta còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc quá. Nếu làm một việc gì đó mà đúng trình tự thì rất mất thời gian. Bộ máy, quy trình để làm những việc ấy, tôi nghĩ phải tinh giản rất nhiều. Trong quá trình làm, cố gắng làm sao để đừng vi phạm pháp luật, mà vẫn được việc. Chẳng hạn, có việc phải làm đồng thời chứ không theo thứ tự. Ví dụ, Sở Xây dựng chưa thẩm định xong một dự án, mình có dám ký cho nhà đầu tư xây dựng không? Đó là lúc mình phải nghiên cứu, rồi phải ký, chịu trách nhiệm. Vai trò của người đứng đầu lúc này là cực kỳ quan trọng, vừa phải dựa trên lợi ích của tập thể, của nhân dân, vừa phải vận dụng làm sao để không vi phạm quy định khác.
Ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương
Vấn đề là có dám làm hay không ?
Về cơ chế để làm công tác cán bộ, chúng ta hoàn toàn đầy đủ và có thể yên tâm. Nhưng cái chính là ở cơ sở, chúng ta có thật sự dân chủ không, có thật sự quyết liệt không, có mạnh dạn hay không, có dám đặt cái chung lên trên cái riêng hay không?
Tôi mới làm Bí thư Tỉnh ủy được 6 tháng, chưa làm công tác nhân sự nhiều nhưng qua lắng nghe, tôi thấy cái chính nằm ở chỗ chúng ta phải minh bạch, thật sự dân chủ. Cái này đã có ví dụ rất hay ở Hội nghị T.Ư 14 vừa rồi, tất cả được đưa ra bàn bạc rất dân chủ, đồng chí Tổng bí thư nói rất kỹ và nhấn mạnh thật sự dân chủ.
Dân chủ thực sự sẽ ngăn chặn được nạn “chạy” chức, “chạy” quyền. Ví dụ, T.Ư lấy phiếu, ai muốn “chạy” chắc chắn không thể “chạy” 173 đồng chí T.Ư được. Cứ để cho tập thể quyết định theo tinh thần dân chủ, tôi tin rằng kết quả chúng ta đạt được thật sự như nhiều người mong muốn.
Ông Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh
Then chốt là công tác cán bộ
Khâu then chốt, quan trọng, quyết định nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng chứ không riêng gì đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vẫn là vấn đề công tác cán bộ. Bây giờ làm sao đánh giá cán bộ tốt? Trả lời câu hỏi này không đơn giản nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn được cán bộ tốt. Cán bộ tốt hay xấu được đo bằng năng lực thực tiễn đối với công việc họ đang đảm nhiệm. Tôi tin nhân dân luôn có một sự lựa chọn rất công bằng, ai vì dân vì nước thì sẽ được dân tín nhiệm. Và người nào vì dân, vì nước, được dân tín nhiệm thì nhất định Đảng sẽ lựa chọn. Tôi, với tư cách một người có nhiều năm tuổi Đảng, tin là nhân dân ta rất công bằng đối với cán bộ, đặc biệt là những cán bộ trẻ. Thế hệ chúng tôi sẽ bàn giao trọng trách cho các bạn trẻ và các bạn sẽ đủ bản lĩnh để gánh vác.
Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó tổng cục Tổng cục Chính trị – Bộ Công an


Bảo Cầm – Quang Duẩn – Lưu Quang Phổ