23/12/2024

Phương Tây dỡ bỏ cấm vận Iran: “Ngoại giao đánh bại bom đạn”

Cuối cùng Iran đã mở được cánh cửa ra với thế giới. Sự kiện này cũng đánh dấu chiến thắng ngoại giao quan trọng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

 

Phương Tây dỡ bỏ cấm vận Iran: “Ngoại giao đánh bại bom đạn”

 

 

Cuối cùng Iran đã mở được cánh cửa ra với thế giới. Sự kiện này cũng đánh dấu chiến thắng ngoại giao quan trọng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

 

 

 

 

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif (phải) và Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini cười vui vẻ trong cuộc họp báo ở tòa nhà LHQ tại Vienna ngày 16-1 - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif (phải) và Cao uỷ đối ngoại EU Federica Mogherini cười vui vẻ trong cuộc họp báo ở toà nhà LHQ tại Vienna ngày 16-1 – Ảnh: Reuters
“Hôm nay Mỹ, các đồng minh ở Trung Đông và cả thế giới đã trở nên an toàn hơn 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Theo báo Washington Post, ngày 16-1 Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Iran, sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Tehran đã tuân thủ mọi điều kiện của thoả thuận hạt nhân.

Như vậy, Iran sẽ có quyền tiếp cận gần 100 tỉ USD tài sản bị đóng băng ở nước ngoài, được bán dầu và mua hàng hóa trên thị trường thế giới.

Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini mô tả: “Thành tựu này cho thấy với quyết tâm chính trị và ngoại giao đa phương, chúng ta có thể xử lý được những vấn đề phức tạp nhất”. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đánh giá đây là “một cột mốc quan trọng”.

Thành công lịch sử

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhận định việc thực thi thoả thuận hạt nhân Iran là “thành công lịch sử của ngoại giao”.

“Chiến thắng này đem lại hi vọng rằng chúng ta có thể giải quyết được các khủng hoảng và xung đột trong khu vực, đặc biệt là cuộc nội chiến Syria. Chuyện đó sẽ không diễn ra lập tức và không dễ dàng. Nhưng đàm phán hạt nhân Iran cũng không hề dễ dàng” – ông Steinmeier kỳ vọng.

Ước tính chính quyền Iran đã chuyển 98% nhiên liệu hạt nhân sang Nga và phá bỏ hơn 12.000 máy ly tâm, do đó không thể tiếp tục làm giàu uranium. Tehran còn đổ ximăng vào lò phản ứng được thiết kế để sản xuất plutonium.

Ngoài ra, chính quyền Iran cũng đã trả tự do cho năm tù nhân Mỹ, bao gồm phóng viên báo Washington Post Jason Rezaian. Đổi lại, Mỹ thả một số tù nhân Iran và đưa 14 người khác ra khỏi danh 
sách truy nã quốc tế.

“Những người phản đối sẽ tiếp tục chỉ trích thoả thuận này là quá nhân nhượng Iran. Nhưng thực tế tham vọng hạt nhân của Iran sẽ bị đóng băng trong 10-15 năm tới. Đây là thành công của chính sách ngoại giao cứng rắn, chứ không phải là chiến tranh” – báo New York Times dẫn lời cựu thứ trưởng Ngoại giao Mỹ R. Nicholas Burns, nay là giáo sư ĐH Harvard.

Giới quan sát đánh giá việc Iran trả tự do cho năm công dân Mỹ đã giúp Tổng thống Barack Obama đẩy lùi làn sóng chỉ trích của các nghị sĩ Đảng Cộng hoà. Trước đó, Đảng Cộng hoà đã lên án ông Obama dữ dội vì “bỏ rơi” năm người này khi đạt thoả thuận hạt nhân với Iran.

“Những sự kiện hôm nay đã chứng tỏ tầm quan trọng của ngoại giao” – cố vấn của ông Obama là David Axelrod nhấn mạnh.

Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Martin O’Malley gửi đến Đảng Cộng hòa thông điệp: “Ngoại giao hạ gục đánh bom hàng loạt”. Ý ông giễu cợt việc ứng cử viên Đảng Cộng hoà Ted Cruz kêu gọi “đánh bom hàng loạt” ở Syria bất chấp tính mạng thường dân để tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Cơ hội làm ăn quốc tế

Tổng thống Iran Hassan Rouhani mô tả “một chương mới” đã mở ra trong quan hệ giữa Tehran và thế giới. Ông dự báo một thời kỳ thịnh vượng mới của Iran. Ở thời điểm hiện tại, khi giá dầu thế giới đang sụt giảm nghiêm trọng khiến nguồn thu sụt giảm, nền kinh tế Iran rất khát vốn.

Một quan chức Mỹ cho biết trước mắt Tehran sẽ được tiếp cận 50 tỉ USD trong tổng số 100 tỉ USD bị đóng băng ở nước ngoài. Nhiều khả năng Tehran sẽ dùng số tiền này thúc đẩy thương mại quốc tế.

Theo các quy định mới, Mỹ sẽ không còn cấm vận các cá nhân, tổ chức nước ngoài mua dầu và khí đốt từ Iran. Washington sẽ cho phép các công ty kinh doanh hạn chế với Iran, ví dụ như mua bán thực phẩm, máy bay thương mại, phụ tùng… Chính quyền Tehran sẽ có thêm nguồn thu để đầu tư vào hạ tầng đang xuống cấp và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Kho dự trữ dầu của Iran có khoảng 38 triệu thùng và đang sẵn sàng tung hàng ra thị trường. Theo Commerzbank, Iran có thể sản xuất thêm 500.000 thùng dầu/ngày sau khi cấm vận được dỡ bỏ.

Thị trường gần 80 triệu dân của Iran cũng là cơ hội làm ăn lớn của các nhà đầu tư phương Tây. Hiện Iran đang cần mua khoảng 400 máy bay để thay thế đội máy bay thương mại đã cũ. Ngành công nghiệp dầu khí và đường sắt Iran cũng đang cần nâng cấp hạ tầng. Nhu cầu mua xe hơi, thực phẩm và các 
loại hàng hoá khác cũng rất lớn.

Israel, Saudi Arabia hậm hực

Trái với phản ứng tích cực của phương Tây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích Iran “không từ bỏ tham vọng sản xuất vũ khí hạt nhân, tiếp tục gây bất ổn ở Trung Đông và xuất khẩu khủng bố khắp thế giới”.

Đối thủ của Iran ở Trung Đông là Saudi Arabia cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ Iran có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

HIẾU TRUNG ([email protected])