23/01/2025

Cần có thị trường bảo hiểm tỉ giá

Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, đã đề nghị như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế điều hành tỉ giá mới.

 

Cần có thị trường bảo hiểm tỉ giá

 

 

Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, đã đề nghị như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành cơ chế điều hành tỉ giá mới.

 

 

 

 

Giao dịch USD tại Ngân hàng ACB, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Giao dịch USD tại Ngân hàng ACB, Q.3, TP.HCM – Ảnh: Quang Định
Với bước đi của Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo niềm tin cho thị trường. Chỉ có niềm tin, người ta sẽ tự động chuyển ngoại tệ đang 
gửi tại ngân hàng không có lãi suất để bán cho ngân hàng

Ông Trương Văn Phước - phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia  phân tích: VN đang hội nhập ngày càng sâu hơn khi tham gia các FTA, TPP…, cơ hội sẽ nhiều hơn nhưng tác động của kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn, mà tỉ giá hối đoái là một trong những biến số chịu ảnh hưởng vô cùng lớn.

Nên việc chuyển sang một cơ chế tỉ giá hối đoái mới là yêu cầu hết sức khách quan. Và với cơ chế tỉ giá hối đoái mới, tôi tin rằng tỉ giá hối đoái của chúng ta có mức tăng vừa phải, không có đột biến. Nhưng để tạo ra niềm tin cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần phải phát triển nhanh, toàn diện các công cụ phái sinh.

* Với cơ chế điều hành mới, tỉ giá sẽ lên xuống hằng ngày. Nhưng liệu tỉ giá có biến động quá lớn không, thưa ông?

Ông Trương Văn Phước - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông Trương Văn Phước – Ảnh: Nguyễn Khánh

– Trước tiên phải nói đến việc Ngân hàng Nhà nước công bố điều hành tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn, theo hướng thị trường hơn.

Cơ chế này dựa vào hai yếu tố. Thứ nhất là biên độ dao động, tức là khoảng rộng để tỉ giá di động quanh mức đó, như hiện nay là +/- 3%.

Thứ hai là tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày là tỉ giá trung tâm. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của kinh tế vĩ mô VN, ý đồ điều hành chính sách tiền tệ…

Tuy nhiên dù nói linh hoạt hơn, thị trường hơn nhưng bao giờ chính sách tỉ giá cũng có mục tiêu của nó. Với nền kinh tế như VN, tỉ giá biến động không nhiều. Chắc chắn những người làm chính sách sẽ xác lập ra vùng tỉ giá mục tiêu nhằm phục vụ sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và quan tâm đến hàng nhập khẩu để đảm bảo lạm phát không tăng.

Đồng thời tỉ giá hối đoái cũng phải đảm bảo cho nợ công, kể cả nợ trong nước và nợ nước ngoài không bị 
áp lực nhiều quá…

Do đó, vùng tỉ giá mục tiêu chắc chắn không tạo ra sự biến động, sẽ tạo ra sự ổn định tương đối, có nghĩa là việc mất giá của đồng VN so với USD không quá lớn.

* Vấn đề là dù muốn tỉ giá ổn định, nhưng cũng không loại trừ chuyện xảy ra những đột biến?

– Điều này không phải chỉ xảy ra với thị trường ngoại hối của VN mà thị trường thế giới cũng vậy. Do đó, thị trường ngoại hối luôn phải đi song hành với thị trường các công cụ phái sinh, các loại hợp đồng để bảo hiểm cho sự biến động của tỉ giá.

Đó là các hợp đồng mua bán kỳ hạn một lượng ngoại tệ với số lượng nhất định vài ba trăm triệu USD rồi ba tháng sau, thậm chí sáu tháng, cả năm sau mới nhận với một mức giá xác định ngày hôm nay. Trong quá khứ, VN cũng từng thí điểm cơ chế cho quyền lựa chọn tỉ giá. Nói chung, có nhiều dạng hợp đồng 
để bảo hiểm tỉ giá.

Tuy nhiên, theo tôi, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để xây dựng một thị trường các công cụ phái sinh để doanh nghiệp, thậm chí cả người dân, có thể mua những hợp đồng bảo hiểm rủi ro trên nhu cầu có thật của họ.

Chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND là yếu tố căn bản, chủ yếu quyết định mức tỉ giá trong các hợp đồng bảo hiểm tỉ giá đó. Ví dụ, một năm chênh lãi suất giữa hai đồng tiền là 5-6%, nhưng ngân hàng chỉ lấy 4%.

Cụ thể, ngày 30-12-2016 anh A cần mua 100.000 USD, ngân hàng có thể lấy chênh lệch khoảng 4% để tính vào trong tỉ giá của hôm nay.

Từ nay đến cuối năm, anh này không cần mua ngoại tệ ngay, cứ sử dụng tiền đồng kinh doanh hay gửi tiết kiệm bằng tiền đồng… và đến cuối năm mua hợp đồng đó với giá của hôm nay cộng với một mức tăng nhất định, nhưng sẽ thấp hơn mức chênh lệch lãi suất 
giữa đồng USD và VND.

* Liệu người dân có an tâm giữ tiền đồng hơn nếu có các hợp đồng bảo hiểm tỉ giá như ông 
đề nghị?

– Việc đa dạng hóa các hợp đồng bảo hiểm tỉ giá chắc chắn tạo sự yên tâm cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, với tư cách là người xem xét thị trường, Ngân hàng Nhà nước có thể xuất hiện đúng nơi, đúng lúc để hỗ trợ các trạng thái cho thị trường.

Ví dụ, các ngân hàng thương mại bán nhiều hợp đồng bảo hiểm tỉ giá nhưng nguồn lực không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để xử lý thiếu hụt này và ngược lại. Nếu làm được như vậy, theo tôi, thị trường ngoại hối sẽ ổn định hơn. Niềm tin của người dân vào chính sách ngoại hối nói chung, trong đó có chính sách tỉ giá hối đoái, 
sẽ được nâng lên.

* Với cơ chế điều hành tỉ giá mới, theo ông, doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ hiệu quả nhất đồng tiền họ đang nắm giữ?

– Trước đây khi sở hữu ngoại tệ, ngoài việc hưởng lãi suất, người dân và doanh nghiệp còn hi vọng đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, với lãi suất tiền gửi USD còn 0% hiện nay, người nắm giữ USD chỉ còn trông mong tỉ giá tăng bao nhiêu. Nhưng nếu nhìn lại thời gian qua, việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn rất nhiều so với USD.

Đặc biệt với cơ chế điều hành mới, tỉ giá không đứng yên mà biến động, tăng giảm từng ngày nên việc nắm giữ tiền đồng sẽ an tâm hơn.

* Liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ tiềm lực để ổn định thị trường khi tuyên bố sẽ tiếp tục bán ngoại tệ nhằm can thiệp thị trường khi cần thiết?

– Việc can thiệp thị trường ngoại hối là nhiệm vụ trung tâm của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, không phải cứ tung ngoại tệ bán cho các ngân hàng thương mại là sự can thiệp tốt nhất và tối ưu nhất. Nếu chúng ta xác lập một thị trường với đầy đủ công cụ, sản phẩm, các hợp đồng nhằm bảo hiểm cho rủi ro của thị trường, chắc hẳn Ngân hàng Nhà nước cũng không cần bán ngoại tệ để can thiệp hoặc can thiệp rất ít.

Với bước đi của Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo niềm tin cho thị trường. Chỉ có niềm tin, người ta sẽ tự động chuyển ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng không có lãi suất để bán cho ngân hàng.

Đương nhiên niềm tin không tự nhiên mà có, không phải là những lời kêu gọi đơn thuần mà phải dựa trên những nguyên tắc rất minh bạch, rõ ràng, công khai làm người dân, doanh nghiệp sẽ nghĩ rằng việc dùng ngoại tệ trên tài khoản của mình để bán cho các ngân hàng thương mại là quyết định kinh tế, tối ưu, rất có lợi.

* Nhiều người có tâm lý găm giữ USD vì họ thấy rằng khi cần ngoại tệ để thanh toán cho các nhu cầu chính đáng như đi du lịch, khám chữa bệnh… ở nước ngoài là rất khó khăn?

– Theo quy định, những đối tượng có nhu cầu thì đến ngân hàng thương mại mua. Vấn đề là làm sao để tỉ giá tương đối ổn định với mức dự báo mà thị trường có thể đoán biết được. Thế giới ngày nay biến động rất lớn.

Chúng ta phải làm mềm hoá những biến động ở bên ngoài vào trong thị trường VN mà không có ảo tưởng tỉ giá có thể nằm yên, cố định. Tỉ giá có biến động nhưng ở mức có thể chấp nhận được, như ở VN vài ba phần trăm là có 
thể chấp nhận được.

Ngoài ra, để người dân không găm giữ USD, tất cả nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp phải được đáp ứng đầy đủ.

Chúng ta có đầy đủ điều kiện để đáp ứng. Vì nguồn lực ngoại hối của chúng ta rất dồi dào, mạnh mẽ, không chỉ trên dự trữ ngoại hối quốc gia mà còn nằm trên tài khoản của các doanh nghiệp, tài khoản tiết kiệm của người dân.

Với những cơ chế minh bạch, công khai như thế này thì người dân, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi từ ngoại tệ sang tiền đồng và nguồn ngoại tệ đó sẽ đi vào dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Giá bán USD tại ngân hàng giảm mạnh

Tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 5-1 ở mức 21.907 đồng/USD, tăng 11 đồng so với tỉ giá áp dụng ngày 4-1. Tuy nhiên, giá bán USD bất ngờ biến động mạnh trong buổi chiều. Niêm yết giá bán USD đầu ngày 5-1 ở mức 22.540 đồng/USD, nhưng từ buổi trưa giá bán USD tại các ngân hàng bắt đầu giảm mạnh.

Đến cuối ngày, giá bán USD niêm yết tại ACB còn 22.500 đồng/USD, giảm đến 40 đồng/USD so với đầu ngày. Giá mua USD cũng giảm tương ứng, xuống mức 22.420 đồng/USD.

Tại Eximbank, giá bán USD thay đổi đến 26 lần trong ngày. So với thời điểm mở cửa, giá bán USD tại ngân hàng này cũng giảm đến 30 đồng/USD, còn 22.510 đồng/USD vào cuối ngày.

Vietcombank cũng đưa giá USD cuối ngày về 22.505 đồng/USD, trong khi đầu ngày ở mức 22.540 đồng/USD. Tại thị trường tự do, giá bán USD cũng đi xuống, bán ra còn 22.650 đồng/USD, mua vào xoay quanh mức 22.600 đồng/USD.

Lý giải về việc giá bán USD đột ngột giảm mạnh, phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn tại TP.HCM cho biết diễn biến xấu của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phần nào tạo sức ép lên tỉ giá, nhưng lo ngại này giảm đi sau khi Trung Quốc can thiệp vào thị trường.

Mặt khác, cung cầu trên thị trường ngoại tệ không căng thẳng do nhu cầu nhập khẩu đã giảm bớt.

Theo vị này, sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tỉ giá mới, các doanh nghiệp đang theo dõi rất kỹ chứ chưa hành động. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc mua ngoại tệ kỳ hạn trong khi trước kia hầu như chỉ muốn mua bán giao ngay.

Ngoài ra do hai ngày đầu tiên áp dụng cơ chế tỉ giá mới, giá USD lên xuống trong ngày với biên độ rất rộng nên doanh nghiệp phải tập thói quen quan sát kỹ và bình tĩnh hơn, không vội mua khi giá lên 
và bán khi giá xuống như trước.

A.H.

Lê THANH thực hiện ([email protected])