08/01/2025

Phát triển hạ tầng TP.HCM: Còn thiếu 42.000 tỉ đồng

TP.HCM cần có một định chế tài chính địa phương để làm đầu mối huy động các nguồn lực của xã hội với mục đích là đầu tư hạ tầng …

 

Phát triển hạ tầng TP.HCM: Còn thiếu 42.000 tỉ đồng

 

 

TP.HCM cần có một định chế tài chính địa phương để làm đầu mối huy động các nguồn lực của xã hội với mục đích là đầu tư hạ tầng …



 


Nhiều chuyên gia cho rằng cần có cơ chế riêng để giải quyết bài toán kinh phí cho phát triển hạ tầng TP.HCM. Trong ảnh: cảnh kẹt xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Nhiều chuyên gia cho rằng cần có cơ chế riêng để giải quyết bài toán kinh phí cho phát triển hạ tầng TP.HCM. Trong ảnh: cảnh kẹt xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Tại hội nghị tổng kết hoạt động của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) giai đoạn 2010-2015 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 25-12, ông Phạm Phú Quốc, tổng giám đốc HFIC, cho biết trong giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu vốn phát triển cơ sở hạ tầng của TP.HCM là 203.117 tỉ đồng, chủ yếu dành cho hai chương trình chống ùn tắc giao thông và chương trình giảm ngập nước. 

Thế nhưng, TP.HCM chỉ có thể sắp xếp được khoảng 123.219 tỉ đồng và hơn 37.000 tỉ đồng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp 54 doanh nghiệp nhà nước, phần vốn còn thiếu hơn 42.000 tỉ đồng.

Do đó, ông Quốc kiến nghị TP trình Thủ tướng Chính phủ cho TP.HCM giữ lại khoản lợi nhuận sau thuế, thay vì tối đa là 30% lợi nhuận sau thuế như hiện nay (70% còn lại phải nộp ngân sách nhà nước), để tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và các chương trình trọng điểm của TP…

Ông Trần Du Lịch, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng có cùng quan điểm khi cho rằng việc giải quyết bài toán kinh phí cho phát triển cơ sở hạ tầng, TP.HCM cần có một định chế tài chính địa phương để làm đầu mối huy động các nguồn lực của xã hội với mục đích là đầu tư hạ tầng dựa trên tổng nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội.

Nếu cứ xem HFIC là một tổ chức đi kinh doanh, kiếm tiền như mọi tổ chức doanh nghiệp khác thì không có lý do cho HFIC tồn tại.

“Tôi nghe nói HFIC muốn có dự án đầu tư cũng phải chạy đi tìm như các doanh nghiệp khác. Nếu vậy thì còn lâu TP.HCM mới giải quyết xong bài toán hạ tầng. Chức năng của HFIC phải là làm đầu mối để tạo vốn, huy động nguồn lực khác để xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng” – ông Lịch nhấn mạnh.

Ngoài ra theo ông Lịch, TP.HCM cần mạnh dạn xin giữ lại toàn bộ nguồn lực của nguồn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý để bổ sung vào nguồn lực đầu tư hạ tầng. Nguồn vốn này có thể chuyển về HFIC để tăng vốn điều lệ, bởi vốn điều lệ của HFIC hiện chỉ có 7.600 tỉ đồng là quá ít.

“Khi có vốn điều lệ lớn, HFIC có thể độc lập phát hành trái phiếu ra thị trường, tự bảo đảm bằng chính trái phiếu chứ không cần ai bảo lãnh, thay vì phải đi vay các ngân hàng thương mại. TP.HCM cũng cần có đơn vị đầu đàn trong việc phát hành trái phiếu của một tổ chức tài chính. Đây là nguồn lực giúp TP cùng đầu tư vào các dự án hạ tầng. Trên cơ sở như vậy, chức năng của HFIC cũng cần phải thay đổi với một cơ chế kiểm soát, tự chủ tốt hơn” – ông Lịch nói.

Theo ông Nguyễn Minh Trí – trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, trong giai đoạn 2016-2020, hầu hết cổ phần hoá rơi vào những doanh nghiệp khá lớn. Dự kiến trong vòng năm tới, quá trình này giúp HFIC sẽ thu về 30.000-40.000 tỉ đồng.

Hiện nay đã có 6 doanh nghiệp trong 8 doanh nghiệp giao về cho HFIC được cổ phần hoá thu về xấp xỉ 1.000 tỉ đồng và dự ước bắt đầu từ năm 2017, theo tiến độ thu cổ tức mỗi năm sẽ có thêm 7.000-10.000 tỉ.

Đây là nguồn để đầu tư vào vốn điều lệ cho HFIC cộng với cơ chế huy động nguồn khác để đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kinh tế 
của TP.

 

N.BÌNH