09/01/2025

60% người trình độ ĐH có nhu cầu tìm việc

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (viết tắt là trung tâm), tính trong quý 4/2015, nhu cầu tìm việc làm của lao động trình độ ĐH tăng lên gần 60%.

 

60% người trình độ ĐH có nhu cầu tìm việc

 

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (viết tắt là trung tâm), tính trong quý 4/2015, nhu cầu tìm việc làm của lao động trình độ ĐH tăng lên gần 60%. 





Sinh viên tìm việc làm thêm phù hợp tại Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM - Ảnh: Lê Thanh

Sinh viên tìm việc làm thêm phù hợp tại Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM – Ảnh: Lê Thanh


Đặc biệt, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài trong năm tới.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, cho biết hiện nay nhu cầu việc làm đối với trình độ ĐH vẫn đa dạng, phong phú, số lượng đông. Mỗi năm TP.HCM có nhu cầu tuyển khoảng 40.000 lao động. Tuy nhiên, hiện nay mỗi năm tại thành phố có đến 70.000 sinh viên ĐH, CĐ. Chưa kể khoảng 30.000 SV các chương trình quốc tế, vừa học vừa làm, lao động dịch chuyển từ các nơi về. Vì vậy, nhân lực trình độ ĐH vẫn khó khăn về việc làm.
Cũng theo ông Tuấn, hiện tượng này vẫn sẽ diễn ra trong nhiều năm nữa, tạo áp lực lớn cho thị trường lao động. Chưa kể tỷ lệ cử nhân thất nghiệp các năm trước vẫn tiếp tục tham gia xin việc. Nhưng đây là quy luật của thị trường có tính cạnh tranh, cung cầu. Hy vọng khi hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, lượng lao động di chuyển thay đổi, tình hình sẽ tốt hơn.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM, các các khu chế xuất – khu công nghiệp trong năm qua chủ yếu tuyển lao động phổ thông và có tay nghề. Các công ty mới tuyển đa số lao động diện này (80% tổng số lao động) và theo thông tin từ các công ty, trước và sau tết chuẩn bị tuyển khoảng 7.000 – 8.000 người ở các ngành nghề như may mặc, điện tử, cơ khí. Lao động gián tiếp (có trình độ) tuyển không nhiều (20%).
Tính trên cả nước, theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý 3/2015 của Bộ LĐ-TB-XH và Tổng cục Thống kê công bố ngày 24.12, có đến 117.300 người có trình độ CĐ (chiếm 10,4%, tăng 24.100 người so với quý 2) và 225.500 người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp (chiếm 20%, tăng 26.100 người so với quý 2). Theo đó, nhóm người trình độ CĐ và ĐH trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng.
Theo ông Trần Anh Tuấn, để giải quyết tình trạng này, cần nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý. Nhưng chính người học cũng phải biết tính toán cho mình. Khi chọn ngành học ĐH hãy chọn lựa ngành nghề thích hợp với thị trường lao động. Khi học, phải bổ sung kiến thức, kỹ năng để đảm bảo điều kiện chất lượng lao động. Các ban ngành cũng cần có thông tin mạnh hơn để các em chọn lựa ngành phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đa số học sinh vẫn chọn thi đại học

 

Kết quả khảo sát 49 trường THPT tại TP.HCM của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy 2015 có 87,36%, học sinh vẫn mong muốn thi ĐH, bậc CĐ 8,71% và TC 3,93%.
Tỷ lệ học sinh có nhu cầu chọn nhóm ngành kinh tế – tài chính chiếm 29,40% (so với năm 2014 là 25,77%), kỹ thuật – công nghệ có xu hướng giảm (31,33% xuống còn 26,04%), y dược có nhu cầu học sinh theo học tăng từ 7,83% lên 8,61%.
Các khối ngành nghề khác học sinh có xu hướng giảm như nghệ thuật – thể dục thể thao, nông – lâm – ngư, sư phạm – quản lý giáo dục.

Đăng Nguyên