29/11/2024

Kiểu kinh doanh kỳ lạ ở Đà Nẵng

Nhiều tiệm buôn bán hàng hoá tại Đà Nẵng được xây dựng khép kín và chỉ bán cho người Trung Quốc, Hàn Quốc, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch tại địa phương này.

 

Kiểu kinh doanh kỳ lạ ở Đà Nẵng

 

Nhiều tiệm buôn bán hàng hoá tại Đà Nẵng được xây dựng khép kín và chỉ bán cho người Trung Quốc, Hàn Quốc, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch tại địa phương này.





Ngành QLTT kiểm tra cửa hàng H.A Cao su thiên nhiên VN vào sáng qua 23.12 - Ảnh: Hoàng Sơn

 

Ngành QLTT kiểm tra cửa hàng H.A Cao su thiên nhiên VN vào sáng qua 23.12 – Ảnh: Hoàng Sơn


Trước thông tin cửa hàng H.A Cao su thiên nhiên VN (thuộc Công ty TNHH Thương mại – du lịch Tuệ Dân, tại đường Xuân Thủy, TP.Đà Nẵng) thẳng thừng từ chối bán hàng cho người Việt, hôm qua 23.12, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Đà Nẵng đến cửa hàng này để kiểm tra.

Cửa hàng “dân địa phương chưa khi nào được vào”
Theo thông tin PV Thanh Niên có được, cửa hàng hoạt động vào ngày 5.12 và chủ yếu bán hàng cho khách Trung Quốc (TQ) đi theo đoàn thông qua các công ty lữ hành. Sau khi nhập cảnh vào Đà Nẵng, khách được hướng dẫn viên các công ty đưa đến cửa hàng này để mua sắm.
Điều đáng nói là thay vì chào đón tất cả khách thì cửa hàng này lại “cấm cửa” khách trong nước. Hôm 22.12, một số người dân đến mua sắm đã bị lực lượng bảo vệ ngăn lại với lý do: chỉ phục vụ khách TQ. Một người phụ nữ bán nước sát cửa hàng cho hay, dù rất muốn vào tham quan mua sắm nhưng vì nhân viên bảo vệ ngăn cản nên “dân địa phương” chưa khi nào được đặt chân vào trong.
 
 
Kiểu kinh doanh kỳ lạ ở Đà Nẵng - ảnh 1
Ngay cả Metro là nhà chuyên bán sỉ, đến VN họ còn linh động bán lẻ. Nếu bỏ qua yếu tố kinh doanh, vậy có thể vì mục đích văn hóa chính trị. Biểu hiện này là đáng lo ngại và chính quyền Đà Nẵng cần có thái độ rõ ràng dứt khoát đối với vấn đề này, tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai
Kiểu kinh doanh kỳ lạ ở Đà Nẵng - ảnh 2
 
Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng
 

Sáng qua theo chân cơ quan chức năng vào bên trong cửa hàng, PV ghi nhận những mặt hàng bày bán là chăn, drap, gối nệm được làm từ cao su thiên nhiên. Hầu hết các biển tên, bảng hướng dẫn đều được viết bằng chữ TQ. Các bảng kê hàng, phiếu mua hàng, tem các sản phẩm cũng được ghi bằng tiếng Trung. Nhân viên quản lý cửa hàng cho rằng, cửa hàng có hợp đồng phục vụ với các công ty du lịch nên “ưu tiên” phục vụ khách TQ đi theo đoàn. Vào các ngày thứ hai và thứ sáu trong tuần, khách TQ đến cửa hàng rất đông, ngày cao điểm cửa hàng đón đến hơn 10 đoàn. Sản phẩm bán cho du khách TQ được làm từ cao su thiên nhiên được nhập khẩu từ TQ. Nhân viên này giải thích rằng người VN “vào nhưng không mua sắm gì”. Bên cạnh đó, do công ty đã ký kết không cho người ăn xin, chèo kéo vào cửa hàng để tránh gây ảnh hưởng cho đoàn khách nên cửa hàng hạn chế tiếp khách đi lẻ. Còn bà Nguyễn Hoàng Phú Yên, Giám đốc công ty, phân trần thông tin cửa hàng không bán cho khách VN “có thể là do bảo vệ nói sai hoặc do phản ánh sai, vì công ty mới khai trương, thời gian còn ngắn nên nhân viên chưa hiểu hết”.

Thế nhưng, không riêng gì cửa hàng này, tại Đà Nẵng còn có cửa hàng Sao Đại Hàn (trên đường Võ Nguyên Giáp) cũng chỉ phục vụ cho một đối tượng là du khách Hàn Quốc (HQ). Khi PV đến mua hàng đã bị lực lượng bảo vệ ngăn ngay từ cổng. Nhân viên bảo vệ nói chỉ du khách HQ mới được vào mua sắm và từ chối nhận khách lẻ VN hoặc khách nước khác.
Mới đây, nhiều khách nước ngoài đã bức xúc vì cách hành xử của cửa hàng này nên đưa thông tin lên mạng xã hội, gây tác động xấu đến môi trường du lịch.
“Biểu hiện đáng lo ngại”
Ông Lữ Bằng, Phó giám đốc Sở Công thương, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.Đà Nẵng, rất bức xúc trước sự việc, nên sau khi có thông tin ông đã yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra. Sau khi kiểm tra, phát hiện cửa hàng H.A Cao su thiên nhiên VN vi phạm 2 hành vi là kinh doanh hàng hoá nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng VN và không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu; mức xử phạt đối với 2 hành vi này là 15,5 triệu đồng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận xét: “Đây là vấn đề bất thường quá, liên quan đến quyền tự do đi lại mua sắm của người tiêu dùng. Trên đất VN, người VN không vào được, mà lý do đưa ra thấy vô lý vô cùng. Chỉ có một số loại hình kinh doanh có điều kiện như casino cấm người Việt vào chơi, cửa hàng chuyên bán thuốc, rượu bia cấm người trẻ dưới 18 tuổi vào mua hoặc đặc khu kinh tế có phê duyệt của Chính phủ và chỉ phục vụ đối tượng khách hàng cụ thể nào đó… Đằng này, Đà Nẵng cũng như bao thành phố khác, chỉ một cửa hàng bán chăn, drap gối nệm, do người Việt làm chủ thì không có lý do gì phải “úp mở” đối tượng phục vụ nếu đằng sau những tấm drap, gối nệm này không phải vấn đề nào khác nữa”, TS Ngô Trí Long phân tích. Dẫn luật Thương mại quy định doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, có giấy phép, bán hàng không phải quốc cấm trên đất của VN, phục vụ cho mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, người nước nào, ông Long đặt vấn đề: Nếu người bán chỉ phục vụ đoàn TQ, vậy thanh toán bằng tiền gì? Nếu dùng ngoại tệ, cụ thể là nhân dân tệ trong mua bán tại VN là vi phạm pháp luật. “Cá nhân tôi thắc mắc sao khách du lịch TQ lại sang VN để mua những mặt hàng cồng kềnh nặng như drap gối nệm thế này”, ông Long nói.
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành nói thẳng: “Câu chuyện “không bán cho người Việt” tại một cửa hàng của chủ doanh nghiệp Việt, đóng trên đất Đà Nẵng của VN, hết sức kỳ lạ và cần xem xét chính sách mở cửa của chúng ta có điều gì sơ hở không”.
Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng, phân tích: “Thứ nhất, nếu nói về hoạt động thương mại kinh doanh, đây là thái độ kỳ thị mà không có người kinh doanh nào lại dại để làm như vậy. Ngay cả Metro là nhà chuyên bán sỉ, đến VN họ còn linh động bán lẻ. Nếu bỏ qua yếu tố kinh doanh, vậy có thể vì mục đích văn hoá chính trị. Biểu hiện này là đáng lo ngại và chính quyền Đà Nẵng cần có thái độ rõ ràng dứt khoát đối với vấn đề này, tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai”.
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng, nhìn nhận vấn đề phân biệt khách hàng gây ảnh hưởng cho môi trường du lịch. Sở đang phối hợp với ngành công thương để xem xét cụ thể và xử lý.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhiều khách sạn có chủ hoặc người góp vốn đứng phía sau là người TQ trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (TP.Đà Nẵng) cũng hạn chế hoặc từ chối “khéo” tiếp khách VN. Để kiểm chứng, chiều 23.12, PV Thanh Niêntrong vai người cần thuê phòng đã đến một khách sạn treo biển bằng tiếng TQ trên tuyến đường này. Tuy nhiên, khi chưa bước vào quầy lễ tân, nhân viên đã ngăn lại và nói “hết phòng”. Đây là câu nói được dùng thường xuyên khi có bất cứ khách VN nào đến thuê phòng của những khách sạn này.
H.S

Hoàng Sơn – Nguyên Nga