10/01/2025

Nga chỉ trích đòn trừng phạt của châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) chính thức gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và nhận lại các chỉ trích dữ dội từ Matxcơva.

 

Nga chỉ trích đòn trừng phạt của châu Âu

 

 

Liên minh châu Âu (EU) chính thức gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và nhận lại các chỉ trích dữ dội từ Matxcơva.


 

 


Người dân đi qua một biển hiệu giảm giá tại St. Petersburg, Nga - Ảnh: Reuters
Người dân đi qua một biển hiệu giảm giá tại St. Petersburg, Nga – Ảnh: Reuters

Thời gian trừng phạt sẽ kéo dài đến cuối tháng 6-2016 trong khi các biện pháp hầu như không thay đổi, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực tài chính, dầu mỏ, quốc phòng và một số cá nhân cụ thể của Nga.

“Do thoả thuận Minsk sẽ không được triển khai toàn diện trước ngày 31-12-2015, thời gian trừng phạt sẽ được kéo dài trong khi hội đồng tiếp tục đánh giá tiến trình triển khai” – Hãng tin AFP dẫn tuyên bố hôm 21-12 của Hội đồng châu Âu.

Thay vì cùng hợp tác đối phó với các thách thức lớn của thời đại của chúng ta, như khủng bố quốc tế, các chính quyền châu Âu lại thích chơi trò chơi trừng phạt thiển cận này

Trang Russia Today 
của Nga

Trò chơi trừng phạt

Kể từ khi thông tin gia hạn trừng phạt rò rỉ cho đến khi được châu Âu chính thức công bố, quyết định này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Nga.

Hôm 21-12 Bộ ngoại giao Nga tuyên bố rằng EU nên cùng Nga tham gia cuộc chiến chống khủng bố hơn là cứ ôm lấy các biện pháp trừng phạt “phi lý” và “vô tác dụng”.

Cuối tuần trước, tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chỉ trích châu Âu đang hành động như một chư hầu của Mỹ. “Châu Âu không có chính sách đối ngoại độc lập. Nhìn chung là họ từ bỏ nó” – ông Putin phát biểu.

Matxcơva chỉ trích việc EU lấy thỏa thuận Minsk làm cớ kéo dài việc trừng phạt là “giả tạo và vô căn cứ”.

“Nga không phải là nước bắt đầu xung đột mà là các chính quyền đương thời của Ukraine, những người cố đàn áp Donbass (đông Ukraine) vì bất đồng với cuộc đảo chính ở Kiev hồi tháng 2-2014” – bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, cho rằng châu Âu đang trừng phạt Nga vì cuộc xung đột do chính EU gây ra và để nó vượt ngoài tầm kiểm soát.

“Việc tin rằng sự trừng phạt sẽ buộc Nga thay đổi quan điểm là sự sai lầm và thiển cận ngay từ đầu. Việc kéo dài trừng phạt cho thấy EU vẫn bị cầm tù bởi sai lầm của chính mình” – bộ Ngoại giao Nga chỉ trích gay gắt.

Nga cũng khẳng định việc gia hạn chỉ càng “thêm dầu vào lửa”, khuyến khích Ukraine vi phạm thoả thuận hoà bình đạt được tại Minsk, vốn đã được phê chuẩn theo nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Lúc trước làm ăn 
dễ dàng hơn”

Theo giới phân tích phương Tây, cùng với việc giá dầu tuột dốc, sự trừng phạt của Mỹ, các biện pháp trừng phạt của châu Âu rõ ràng đã góp phần vào sự suy giảm kinh tế của Nga thời gian qua.

“Trong năm 2016, nguy cơ hàng đầu (của Nga) là khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống tài chính – lãnh đạo Andrei Movchan của chương trình kinh tế thuộc Trung tâm Carnegie ở Matxcơva nhận định trên Bloomberg – Một ngân hàng lớn có thể sụp đổ gây ra hiệu ứng dây chuyền mà chính phủ không thể kiểm soát được”.

“Lúc trước việc làm ăn dễ dàng hơn – một quan chức ngân hàng cấp cao giấu tên của Nga bình luận – Chúng tôi được mượn tiền thời gian dài hơn và rẻ hơn từ các thị trường quốc tế”.

Các biện pháp trừng phạt của châu Âu cấm cho các công ty Nga nợ hơn 30 ngày và ngăn các công ty phương Tây làm ăn với những tập đoàn tài chính lớn của Matxcơva.

Việc thiếu nguồn vốn đang đè nặng lên nền kinh tế Nga vốn sụt 4,1% trong quý 3 năm nay và đến cuối năm dự kiến giảm thêm 3%.

Trong khi đó, sự mất giá của đồng rúp đã khiến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu điêu đứng. Du lịch cũng bị ảnh hưởng khi chi phí cho các chuyến du lịch nước ngoài đã tăng gấp đôi, trong khi thu nhập thực của người dân giảm 9% trong chín tháng đầu năm.

Theo Bloomberg, doanh số bán lẻ của Nga trong tháng 10-2015 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 1999. Tình hình buộc ông Putin hồi đầu tháng phải lên tiếng trấn an người dân.

“Tôi hiểu rõ rằng người dân đang thắc mắc khi nào chúng ta vượt qua được sự khó khăn này và phải làm gì để kết thúc nó – ông nói – tình hình hiện tại rất phức tạp, nhưng như tôi đã nói trước đó, không quá 
nguy kịch”.

Đến nay, tỉ lệ ủng hộ ông Putin theo kết quả thăm dò hồi tháng trước vẫn ở mức cao 85% dù giảm so với tỉ lệ 88% của tháng trước đó.

Tuy nhiên giới quan sát cho rằng các khó khăn kinh tế sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của ông Putin. “Cứ sa lầy vào các xung đột quân sự và đối đầu quá lâu với thế giới sẽ không đem đến điều gì tốt đẹp” – nhà nghiên cứu Denis Volko của Công ty thăm dò Levada Center nhận định.

Khảo sát của Levada trong tháng này cho thấy 3/4 người dân Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Nga đáp trả bằng đòn cấm vận

Nga cũng quyết định đưa Ukraine vào lệnh cấm nhập thực phẩm từ phương Tây sau khi cuộc thương thảo ba bên giữa EU, Nga và Ukraine về thỏa thuận tự do thương mại giữa Ukraine và EU thất bại.

Hôm 21-12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo đã ký thông qua sắc lệnh trừng phạt và chỉ trích Ukraine và EU ký thoả thuận thương mại, có hiệu lực từ đầu năm sau, mà không tính đến lợi ích của Nga.

“Chúng ta phải bảo vệ thị trường và các nhà sản xuất trong nước. Chúng ta phải ngăn chặn các hàng nhập khẩu lấy danh nghĩa là hàng Ukraine nhưng thực chất đến từ các nước khác” – ông Medvedev nói.

Đáp lại, Ngoại trưởng Pavlo Klimkin của Ukraine tuyên bố Kiev sẽ kiện Nga vì những thiệt hại của các công ty trong nước liên quan đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

TRẦN PHƯƠNG ([email protected])