10/01/2025

Du lịch để lọt hàng triệu khách ngoại

Trong 11 tháng qua có hơn 1,6 triệu khách Trung Quốc, gần 1 triệu khách Hàn Quốc nhập cảnh vào VN.

 

Du lịch để lọt hàng triệu khách ngoại

 

Trong 11 tháng qua có hơn 1,6 triệu khách Trung Quốc, gần 1 triệu khách Hàn Quốc nhập cảnh vào VN. 





Du khách Trung Quốc tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh

Du khách Trung Quốc tại TP.HCM – Ảnh: Diệp Đức Minh


Tuy nhiên, hàng chục năm qua không có công ty du lịch VN nào phục vụ được khách Hàn Quốc hay khách tiếng Hoa ở thị trường sân nhà.

Trong lần tiếp xúc với PV Thanh Niên tại Hàn Quốc, một cán bộ du lịch địa phương nước này kể, năm 2014 vợ chồng bà du lịch tới Hạ Long thông qua một công ty du lịch ở Hàn Quốc. Đến Hà Nội có hướng dẫn viên du lịch (HDV) người Hàn Quốc đón. Người này đã có thời gian sinh sống lâu năm ở VN nên thông hiểu mọi đường đi nước bước, nói được tiếng Việt. Vợ chồng bà và cả đoàn được đưa ra đảo tham quan, nhưng phải trả cho HDV thêm 100.000 won (tương đương 100 USD) để vào thăm hang. Chưa hết, họ còn bị HDV đồng hương dụ dỗ vào nhà hàng ăn cá “đặc sản của VN” với giá lên tới 100.000 won, tương đương 2,1 triệu đồng. “Các kiểu chào mời này không phải là bắt buộc. Thế nhưng, nếu chúng tôi không nghe lời HDV thì cũng chẳng biết làm gì và phải ngồi chờ người khác vào ăn rất lâu”, bà than vãn.

 
 
Du lịch để lọt hàng triệu khách ngoại - ảnh 1

Theo quy định, các công ty du lịch nước ngoài đưa khách vào VN buộc phải liên kết với đối tác trong nước để vận hành chương trình, cung cấp hướng dẫn viên người địa phương. Thế nhưng, do quản lý lỏng lẻo, du khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan du lịch vào VN hiện nay hầu hết đều không thông qua dịch vụ của công ty du lịch VN

Du lịch để lọt hàng triệu khách ngoại - ảnh 2
 

 

 
 

 

 
“Nguyên tắc quốc tế” bị phớt lờ
Theo quy định, các công ty du lịch nước ngoài đưa khách vào VN buộc phải liên kết với đối tác trong nước để vận hành chương trình, cung cấp HDV người địa phương. Đây cũng là nguyên tắc quốc tế. Thế nhưng, do quản lý lỏng lẻo, du khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan du lịch vào VN hiện nay hầu hết đều không thông qua dịch vụ của công ty du lịch VN. Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Việt, cho rằng điều này rất nguy hiểm, vì nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch VN. “Chẳng hạn, với việc bị lừa như trên, du khách Hàn Quốc sẽ luôn có ấn tượng xấu về điểm đến VN chứ không phải là đồng hương của họ. Rõ ràng, chúng ta đã quản lý không tốt mới để xảy ra chuyện đáng tiếc như thế”, ông Long phân tích.
Chưa hết, việc quản lý lỏng lẻo thị trường du lịch VN còn khiến ngân sách nhà nước thất thu. Sau điểm nóng Hạ Long, Hà Nội, TP.HCM, gần đây tình trạng du lịch chui lại tấn công Đà Nẵng. Năm 2015, lần đầu tiên Đà Nẵng đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Từ 2014, Hàn Quốc vươn lên thứ nhì, chỉ sau Trung Quốc về lượng khách đến Đà Nẵng với hơn 107.000 lượt, nhưng kéo theo đó là nạn kinh doanh lữ hành quốc tế không phép, dùng người nước ngoài làm HDV trái phép… Theo ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng, nguyên nhân là khách Hàn Quốc được miễn thị thực, nên sau khi vào VN đặt phòng khách sạn rồi mới mua tour chui. Bên cạnh đó, mỗi tuần 7 đường bay với 39 chuyến đưa 3.000 – 4.000 khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng, trong khi thành phố thiếu HDV tiếng Hàn trầm trọng.
“Chỉ cần cái laptop là có thể bán tour”
Việc thiếu HDV tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc đã tạo cơ hội cho du lịch chui nở rộ. Năm 2014, Sở và Thanh tra Bộ VH-TT-DL phạt 9 trường hợp với số tiền gần 130 triệu đồng, tăng hơn gấp rưỡi năm 2013, trong đó người Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm gần 50% vi phạm. 6 tháng đầu năm 2015, Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng tiếp tục phạt 6 trường hợp 46 triệu đồng, trong đó 2 người Hàn Quốc bị phạt 30 triệu đồng. Tháng 10 vừa qua, Thanh tra Bộ VH-TT-DL còn phát hiện thêm 6 người Hàn Quốc kinh doanh trái phép ở Đà Nẵng và yêu cầu trục xuất.
Theo tìm hiểu của PV, người Hàn Quốc, Trung Quốc vào VN hoạt động trái phép bằng 2 con đường. Một là lợi dụng công ty bảo lãnh bằng visa thương mại B3 (thời hạn 3 tháng). Hai là trước đây đã học và làm việc ở VN, tổ chức du lịch chui ở Hà Nội và Quảng Ninh, khi thấy Đà Nẵng tăng mạnh lượng khách Hàn Quốc thì chuyển vùng hoạt động. “Chỉ cần cái laptop là họ đã có thể bán tour qua mạng, trong khi mình phải kiểm tra cả máy móc mới xử lý được. Không chỉ vậy, họ còn móc nối với người bán hàng ở điểm tham quan cảnh giới khi có đoàn kiểm tra. Chưa kể nhiều người Hàn Quốc còn nhờ công ty người Việt đứng tên để hoạt động. Khi một đơn vị bị kiểm tra thì cả đường dây thông báo với nhau”, ông Trần Chí Cường cho hay.
Không chỉ vậy, đường dây trái phép của người Hàn Quốc, Trung Quốc còn tổ chức tour khép kín, thuê lại cơ sở của người Việt để kinh doanh hay móc nối các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm với chiết khấu cao để bán cho du khách giá cao, khiến du lịch VN mang tiếng xấu. Theo ông Cường, đáng lo là HDV nước ngoài thuyết minh cho khách nội dung không chuẩn, không đúng, không đảm bảo về yêu cầu giới thiệu điểm đến văn hoá lịch sử…
Hậu quả là mặc dù lượng khách tăng nhưng VN thất thu thuế. Đơn cử như Đà Nẵng, năm 2015 du khách đạt 4,6 triệu lượt, khách quốc tế vượt mốc 1 triệu lượt, tăng 30% nhưng thu thuế từ du lịch chỉ tăng 10%. Trong khi đó, ông Trần Văn Miên, Cục trưởng Cục Thuế TP.Đà Nẵng, cũng nói thẳng là thất thu trong lĩnh vực du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cả nước. “Du khách khi đi ăn uống, nghỉ ở khách sạn không lấy hoá đơn là tiếp tay, tạo điều kiện nhà hàng trốn thuế, nên vừa rồi ngành thuế thu quyết liệt nhóm này, tăng thêm 10% vượt dự toán. Mới đây, Thành uỷ Đà Nẵng đã chỉ đạo thu ngân sách, trong đó chống thất thu thuế từ du lịch là một trong 3 khâu đột phá phải thực hiện trong năm 2016”, ông Miên cho biết.
Ông Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia du lịch, cho rằng để xử lý triệt để tình trạng tour chui, HDV chui, quản lý nhà nước cần phải được tăng cường. Thanh tra du lịch nếu phát hiện HDV chui, tour chui không thông qua công ty du lịch VN phải phạt nặng và áp dụng các biện pháp bổ sung như đình chỉ hoạt động, rút giấy phép lữ hành.
Tình trạng du khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến Đà Nẵng hoạt động du lịch trái phép gây bát nháo thị trường, trong khi công tác quản lý người nước ngoài chưa tốt. Điển hình như vụ ông Li Muzi (31 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị bắn chết khi vừa dắt xe ra khỏi nhà ở Q.Sơn Trà sáng 26.11. Trước đó, ông Li Muzi cùng ông Xu Xiande (30 tuổi) từng bị phạt và buộc xuất cảnh do tổ chức du lịch chui. Ông Li nhờ bảo lãnh nhập cảnh, sau đó nhờ người Việt lập công ty rồi núp bóng, dẫn khách đi tour, đưa vào nhà hàng chặt chém.

Nguyễn Tú – N.T.Tâm