10/01/2025

Nghị viện châu Âu thông qua 
Hiệp định PCA 
với Việt Nam

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết chính thức phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) ký năm 2012.

 

Nghị viện châu Âu thông qua 
Hiệp định PCA 
với Việt Nam

 

 

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết chính thức phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) ký năm 2012.

 

 

 

 

Ngày 17-12, tại phiên họp toàn thể ở thành phố Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết chính thức phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) ký năm 2012 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, với hơn 3/4 số phiếu tán thành.

Nghị quyết hoan nghênh kết quả đổi mới và hội nhập của Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế. Nghị quyết khẳng định sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa EU với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, chuyển từ trao đổi thương mại và viện trợ là chủ yếu sang hợp tác và đối tác toàn diện.

Nghị viện châu Âu nhấn mạnh việc ký kết PCA với Việt Nam thể hiện tầm quan trọng lớn mang tính chiến lược của Việt Nam, đối tác then chốt của EU tại khu vực Đông Nam Á và ASEAN.

Nghị quyết khẳng định PCA sẽ đưa quan hệ EU – Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng, tăng cường hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển cũng như trên các lĩnh vực xã hội, dân chủ, nhân quyền và phối hợp giải quyết các thách thức đối với khu vực và toàn cầu.

Nghị quyết cũng bày tỏ lo ngại trước các hành động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông, tạo nguy cơ đe doạ nghiêm trọng hoà bình, an ninh, ổn định và thương mại quốc tế cũng như những lợi ích cơ bản của EU tại khu vực; đồng thời cũng đe doạ an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường biển trọng yếu đối với thương mại của EU.

Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan tăng cường nỗ lực giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình thông qua việc xây dựng lòng tin, đàm phán song phương và khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

TTXVN