28/11/2024

Lửa thiện nhân: phim tài liệu bạc tỉ, hút khách như phim Mỹ

Rạp Ngọc Khánh của Viện Phim Việt Nam đã “ngủ đông” suốt bao năm nay bỗng có dịp “thức giấc” vì Lửa thiện nhân. Ít ai ngờ có ngày phim tài liệu hút khách như phim Mỹ!

 

Lửa thiện nhân: phim tài liệu bạc tỉ, hút khách như phim Mỹ

 

Rạp Ngọc Khánh của Viện Phim Việt Nam đã “ngủ đông” suốt bao năm nay bỗng có dịp “thức giấc” vì Lửa thiện nhân. Ít ai ngờ có ngày phim tài liệu hút khách như phim Mỹ!




Thiện Nhân (thứ ba từ trái sang) cùng bạn bè tham gia buổi công chiếu - Ảnh: O.P.
Thiện Nhân (thứ ba từ trái sang) cùng bạn bè tham gia buổi công chiếu – Ảnh: O.P.

Nhưng việc có mặt tại rạp Ngọc Khánh ở Hà Nội và rạp Tân Sơn Nhất ở TP.HCM chỉ là màn “khởi động” của bộ phim dài 77 phút.

Sau đúng 15 ngày đến với khán giả, kể từ 30-10, Lửa thiện nhân “bén” tới hệ thống rạp lớn. Nhờ sức nóng của bộ phim mà nhà phát hành Platinum Cineplex quyết định đưa phim tới năm cụm rạp trong hệ thống, bắt đầu bằng lễ “ra mắt lần hai” khá đình đám.

Sức hút của 
Lửa thiện nhân

Trước đó, sự xuất hiện của Lửa thiện nhân đã khiến cụm rạp Ngọc Khánh vốn đìu hiu trên phố Kim Mã bỗng dưng trở thành điểm đến xem phim của lượng không nhỏ khán giả. Nhà sản xuất Oriental Pictures thuê nguyên phòng 80 ghế, tổ chức từ sáng đến khuya bảy suất liên tiếp mỗi ngày, chỉ bằng máy chiếu bình thường.

Giá vé ở mức đồng hạng 70.000 đồng, cao gần gấp đôi giá vé trung bình ở đây, thậm chí cao hơn giá vé hạng “VIP” vào ngày cuối tuần tại Trung tâm chiếu phim quốc gia. Có nghĩa là vé xem phim tài liệu “đắt” hơn cả phim Hollywood mới ra rạp.

Vì “cháy” vé cục bộ mà rất nhiều khán giả đến rạp phải ra về do hết chỗ, hay như nhà thiết kế Đức Hùng mua được 10 vé để tặng người thân, bạn bè liền khoe ngay trên Facebook.

Không “sốt” vé như ở Hà Nội, nhưng tại rạp Tân Sơn Nhất ở TP.HCM, phòng chiếu Lửa thiện nhân cũng luôn phủ kín. Như vậy, tính đến trước thời điểm vào hệ thống rạp Platinum, Lửa thiện nhân đã phục vụ hàng trăm suất chiếu, tổng số khán giả lên tới 
con số hàng chục nghìn.

Đạo diễn Đặng Hồng Giang không tiết lộ kinh phí sản xuất, vì theo anh, “quãng thời gian làm phim suốt ba năm có nhiều khoản khó mà tính toán chi li”, nhưng rõ ràng, sự “ăn khách” và doanh thu 
bước đầu từ bộ phim là mơ ước 
của không chỉ nhà làm phim tàiliệu!


Nhu cầu có thật

Trước “hiện tượng” này, nhiều người sẽ bảo phim bán được vé là nhờ làm trên câu chuyện quá nổi tiếng về bé Thiện Nhân cùng người mẹ Mai Anh, người không sinh thành nhưng suốt chín năm nay đã viết nên cuộc sống của em.

Thế nhưng chuyện phim tài liệu “cháy” vé thì Lửa thiện nhân không phải trường hợp duy nhất. Cuối năm 2014 đầu năm 2015, bộ phim tài liệu hiện thực khác là Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng khuấy động không khí điện ảnh trong nước.

Sau khi phục vụ hàng vạn lượt khán giả ở TP.HCM, bộ phim của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm tiếp tục đến với hàng nghìn khán giả Hà Nội, tại phòng chiếu của Trung tâm văn hóa Pháp, cũng với giá 40.000 đồng/vé.

Chuyện khán giả xếp hàng dài mua vé xảy ra với bộ phim về gánh hát của những người đồng tính rong ruổi khắp nơi cũng giống như hiện tượng Lửa thiện nhân. Từ hiệu ứng đó, hệ thống rạp CGV đã đưa Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng vào chương trình chiếu phim Art House ở hai thành phố lớn.

Như chia sẻ của đạo diễn Đặng Hồng Giang, việc phim tài liệu hút khách ở rạp là mới với Việt Nam nhưng là chuyện bình thường ở nhiều nước có nền điện ảnh phát triển. “Trước sau gì nhiều nhà phát hành cũng tìm đến phim tài liệu vì nhu cầu của khán giả là có thật” – anh nói.

Diễn viên Hồng Ánh – đại diện Blue Productions, đơn vị phát hành Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng - cũng khẳng định: “Nếu có cách tiếp cận phù hợp với khán giả thì phim tài liệu không phải thể loại khó trụ rạp”.

Chuyện tử tế vẫn nóng hổi sau 30 năm

Ví dụ rõ nét nhất về phim tài liệu làm ra không phải để… cất kho là những tác phẩm vẫn được nhắc tới sau hàng chục năm của đạo diễn Trần Văn Thủy. Ngoài Hà Nội trong mắt ai, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai… thì Chuyện tử tế là bộ phim đến 30 năm sau vẫn “ăn khách”.

Tuần trước, phim được chiếu tại không gian Cà phê thứ bảy ở Hà Nội, khán giả đông tới nỗi không còn chỗ chen chân. Trong tháng 11, nhân dịp 30 năm ra đời, Chuyện tử tế tiếp tục có các buổi chiếu, gặp gỡ tại Nam Định và TP.HCM.

Đó là sức sống lâu bền của phim, còn tính về doanh thu đến nay, đạo diễn Trần Văn Thủy bảo “khó tính xuể”. Cùng Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế từng mang về cho Nhà nước rất nhiều tiền bán vé tại rạp và bãi chiếu bóng trên toàn quốc.

Phim cũng được bán bản quyền cho hơn 10 đài truyền hình lớn trên thế giới, như Đài Chanel Four trả 25.000 USD, Đài FR3 trả 70.000 franc… cho mỗi buổi chiếu trên truyền hình.

BÙI DŨNG