06/01/2025

Mỹ núp bóng từ thiện do thám Triều Tiên

Truyền thông tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ đã bơm tiền cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) trong thời gian dài để lợi dụng các nhân viên cứu trợ do thám CHDCND Triều Tiên.

 

Mỹ núp bóng từ thiện do thám Triều Tiên

 

Truyền thông tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ đã bơm tiền cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) trong thời gian dài để lợi dụng các nhân viên cứu trợ do thám CHDCND Triều Tiên.




Kay Hiramine (phải) được tổng thống George W. Bush trao Huy chương Phục vụ thiện nguyện tại Nhà Trắng ngày 10-5-2007 - Ảnh: AFP
Kay Hiramine (phải) được tổng thống George W. Bush trao Huy chương Phục vụ thiện nguyện tại Nhà Trắng ngày 10-5-2007 – Ảnh: AFP

Triều Tiên từ lâu là mối lo ngại của phương Tây vì chương trình hạt nhân của nước này. Không may, đây cũng là mục tiêu khó khăn nhất với mọi cơ quan tình báo, nói như một sĩ quan quân đội Mỹ thì “chúng tôi chẳng có gì bên trong Triều Tiên cả”. Cái khó ló cái khôn, người Mỹ chuyển sang xài 
“gián điệp dân sự”.

Tạp chí The Intercept (Mỹ) trong bài điều tra mới đây hé lộ quân đội Mỹ trong khoảng thời gian 2004-2012 đã chuyển lậu thành công nhiều thiết bị do thám vào Triều Tiên thông qua tổ chức từ thiện Humanitarian International Services Group (HISG).

Chiến dịch này là đứa con tinh thần của một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ – trung tướng 
William Boykin.

Chúng tôi gửi số Kinh thánh để thử nghiệm. Người Triều Tiên không phát hiện ra chúng

Một cựu quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ

Chuyến hàng Kinh thánh

Không lâu sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, Kay Hiramine, một tín đồ Tin lành, cùng ba người bạn lập ra Tổ chức HISG với mục đích cứu trợ thiên tai và hỗ trợ phát triển bền vững cho thế giới. HISG hoạt động nhân đạo ở hơn 30 quốc gia cho đến thời điểm 
giải thể năm 2013.

Khoảng năm 2003, HISG bắt đầu làm việc với nhóm phụ trách hoạt động tái thiết Afghanistan của Lầu Năm Góc. Cùng năm, tướng William Boykin được bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld chỉ định làm phó chỉ huy văn 
phòng tình báo quân đội.

Tướng Boykin có một sự nghiệp lẫy lừng: cựu chỉ huy đặc nhiệm Delta Force khét tiếng, giám sát chiến dịch giải cứu binh sĩ được quen gọi là “Black Hawk Down” ở Somalia năm 1993, chỉ huy cuộc săn lùng trùm ma tuý Colombia Pablo Escobar… Boykin quyết định chọn ra HISG cùng một số tổ chức phi chính phủ khác để 
thực hiện mục đích.

Vào thời điểm Lầu Năm Góc khởi động chương trình do thám Triều Tiên, HISG đã vận chuyển nhiều chuyến hàng y tế, quần áo và nhu yếu phẩm khắp thế giới. Khoảng giữa 2004-2006, dưới danh nghĩa HISG, Hiramine gửi ít nhất một chuyến hàng nhân đạo đến Triều Tiên.

Bình Nhưỡng thỉnh thoảng vẫn chấp nhận quần áo quyên góp để giúp dân chúng vượt qua mùa đông khắc nghiệt. Nhưng các quan chức Triều Tiên nào có biết dưới đống quần áo đó là một ngăn bí mật chứa những quyển Kinh thánh.

Mang Kinh thánh vào Triều Tiên là một hành động liều lĩnh, nhưng nếu thành công, người Mỹ biết họ có thể dùng phương pháp này để chuyển lậu trang thiết bị quân sự.

Kể từ đó, Hiramine được giao trách nhiệm thu thập tình báo ở quốc gia kín kẽ nhất thế giới. Về phần mình, Hiramine không ngần ngại lợi dụng dàn nhân sự của HISG như nhà truyền giáo, nhân viên cứu trợ và cả các tay buôn lậu người Trung Quốc để di chuyển thiết bị do thám đi khắp Triều Tiên.

Những người này không ý thức mình đang làm gián điệp cho Mỹ. Theo cựu nhân viên CIA Robert Baer, mức độ rủi ro nếu bị phát hiện là rất lớn, họ có thể đối mặt với án tử 
hình của Bình Nhưỡng.

Chuẩn bị cho xung đột

Theo thuật ngữ quân đội, hoạt động của Hiramine được xếp vào dạng “Chuẩn bị môi trường tác chiến” (OPE). Bằng cách bí mật thu thập tình báo và thiết lập sẵn các thiết bị quân sự bên trong một quốc gia, quân đội Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng nếu xung đột 
xảy ra trong tương lai.

“Chúng tôi cần hàng loạt thiết bị để làm gián đoạn khí tài quân sự hoặc phá sóng radio của Triều Tiên, ngoài ra còn để đo mức độ phóng xạ bất thường”, quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết.

Thậm chí quân đội Mỹ còn dự phòng sẵn những thiết bị radio sóng ngắn để trong trường hợp các phi công bị bắn hạ rớt xuống lãnh thổ Triều Tiên có thể dùng để thoát thân. Không ai biết rõ hoặc tiết lộ vị trí Hiramine đã 
cất giấu các thiết bị này.

Trong gần 10 năm hoạt động, HISG nhận ít nhất 15 triệu USD tiền tài trợ từ Bộ Quốc phòng Mỹ thông qua hai kênh: một là Công ty tư vấn Private Sector Consulting do Hiramine và một số lãnh đạo HISG đồng đứng tên; và hai là quỹ tư nhân New Millenium Trust cùng tổ chức phi lợi nhuận Working Partners Foundation. Lãnh đạo của hai tổ chức sau đều là “người quen” 
của tướng Boykin.

Chương trình do thám Triều Tiên của Mỹ bắt đầu vào triều tổng thống George W. Bush và kéo dài cho đến tận nhiệm kỳ đầu của ông Barack Obama. Điều tra của The Intercept không hé lộ được liệu HISG có hoạt động gián điệp ở quốc gia nào khác không ngoài Triều Tiên.

Tổ chức này từng cứu trợ thiên tai và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại các nước như Iran, Libăng, Yemen, Trung Quốc…

Tan đàn, xẻ nghé

Năm 2012, đô đốc William McRaven, người chỉ huy chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden, quyết định chấm dứt chương trình do thám Triều Tiên. Đầu năm 2013, Hiramine và dàn lãnh đạo HISG cũng tuyên bố giải tán tổ chức trước sự ngỡ ngàng của nhân viên.

Những gì còn lại của HISG được đồng sự của Hiramine là Michael McCausland biến thành Tổ chức Sustainable 
Communities Worldwide.

MINH TRUNG