29/11/2024

Ung nhọt tín dụng đen

Lãi trên trời, đòi nợ kiểu khủng bố và cuối cùng là vỡ nợ hàng loạt…, tín dụng đen là nỗi ám ảnh đối với cả người vay nợ và cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, các công ty tài chính được kỳ vọng sẽ dần loại bỏ tín dụng đen nhưng thực tế còn nhiều bất cập.

 

Ung nhọt tín dụng đen

 

 

Lãi trên trời, đòi nợ kiểu khủng bố và cuối cùng là vỡ nợ hàng loạt…, tín dụng đen là nỗi ám ảnh đối với cả người vay nợ và cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, các công ty tài chính được kỳ vọng sẽ dần loại bỏ tín dụng đen nhưng thực tế còn nhiều bất cập.


 


Tín dụng đen đang khiến nhiều người vay tán gia bại sản - Ảnh: Đào Ngọc ThạchTín dụng đen đang khiến nhiều người vay tán gia bại sản – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Những nội dung trên được đề cập tại toạ đàm “Vay trả góp: Thêm minh bạch để bớt phiền hà”, do Thời báo Ngân hàng và Công ty tài chính Home Credit VN tổ chức tại TP.HCM ngày 20.10.
“Chặt chém” người nghèo
 
 
Ung nhọt tín dụng đen - ảnh 2 Phía sau tín dụng đen là cả hệ thống đòi nợ 
theo kiểu xã hội đen, gây gánh nặng tâm lý lên toàn xã hội. Họ có khi dùng cả dao búa đè vào cổ người vay bất cứ lúc nào nên khiến nhiều người phải bỏ trốn khỏi chỗ ở, thậm chí trốn cả ra nước ngoài. Tín dụng đen là “ung nhọt” của xã hội
Ung nhọt tín dụng đen - ảnh 3
 
Ông Lê Xuân Nghĩa (Nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia)
 

Bà Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, kể có hai vợ chồng là nhân viên bưu điện, vợ bị bệnh nặng cần khoảng 100 triệu đồng để điều trị. Chồng mang giấy tờ căn nhà tới ngân hàng (NH) thế chấp nhưng NH từ chối cho vay vì khu vực nhà anh này rơi vào quy hoạch. Anh tới một công ty tư nhân cho vay cũng bị từ chối. Hôm sau, có một người lạ tự liên lạc và nói sẽ cho vay số tiền trên, với yêu cầu hai vợ chồng ký vào giấy nhận nợ và ký một giấy uỷ quyền cho người này được định đoạt căn nhà (giấy uỷ quyền có ra công chứng). Trong lúc cấp bách, anh chồng đồng ý. Tuy nhiên, anh chỉ nhận được 80 triệu đồng, 20 triệu đồng còn lại bị cắt vì là “lãi lấy trước”. 2 tháng sau, người chồng có tiền chuộc lại giấy tờ nhà thì mới biết căn nhà đã bị bán. Phát hoảng, anh mang đơn lên công an, tòa án nhưng cơ quan chức năng không tiếp nhận đơn kiện. “Tôi chỉ là người tiếp cận sự việc mà còn bức xúc”, bà Thu nói và cho biết thêm khi căn nhà được bán cho một chủ tiệm vàng, ông này dễ dàng thế chấp NH vay được số tiền 500 triệu đồng (căn nhà được thẩm định trị giá 1 tỉ đồng). “Vậy tại sao NH lại không cho vợ chồng anh nhân viên bưu điện vay, buộc họ phải tìm đến tín dụng đen để rồi mất nhà như vậy. Pháp luật hiện cũng không bảo vệ người vay trong trường hợp này”, bà Thu đặt câu hỏi.

Ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, nhận xét: “Gần đây, tín dụng đen phát triển mạnh, quy mô không dừng ở vài tỉ mà đến mấy trăm tỉ đồng, lên đến hàng chục triệu USD. Phía sau tín dụng đen là cả hệ thống đòi nợ theo kiểu xã hội đen, gây gánh nặng tâm lý lên toàn xã hội. Họ có khi dùng cả dao búa đè vào cổ người vay bất cứ lúc nào nên khiến nhiều người phải bỏ trốn khỏi chỗ ở, thậm chí trốn cả ra nước ngoài. Tín dụng đen là “ung nhọt” của xã hội”.
Lãi suất của công ty tài chính còn quá cao
 
 
Xem kỹ lãi suất, phương thức trả nợ
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, để hạn chế những kiện tụng có thể xảy ra sau thời gian vay, người vay tín dụng tiêu dùng cần đọc kỹ 2 nội dung, đó là phương thức trả nợ vay theo hình thức dư nợ giảm dần hay gốc ban đầu và lãi suất cho vay bao nhiêu. Người tư vấn cho vay cần tư vấn kỹ người vay 2 khoản này.
 

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, hiện chúng ta có điều kiện để dẹp bỏ được tín dụng đen với sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty tài chính (CTTC), qua hình thức cho vay tiêu dùng phát triển nhanh, người dân có thêm “cửa” vay vốn. Tuy nhiên, cũng còn không ít những bất cập trong chuyện cho vay ở các CTTC dẫn đến kiện tụng.

Số liệu công bố của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, tại toạ đàm cho biết trong 3 năm qua tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tăng gấp 3 lần, chiếm 6,8% trong tổng dư nợ, đạt khoảng 68.000 tỉ đồng và dự báo sẽ tiếp tục tăng nữa. Tuy nhiên, lãi suất cho vay của các CTTC hiện nay ở mức 39 – 49%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của hệ thống NH.
Theo bà Phan Thị Việt Thu, thường khi vay khách hàng không đọc kỹ điều khoản vay hoặc bất chấp các điều kiện để vay. Đến khi trả không nổi, lãi cao mới quay ra kiện tụng… “Nhưng lỗi ở nhiều CTTC là không tư vấn rõ ràng cho người vay”, bà Thu nói. Đồng quan điểm này, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng để tránh các phiền toái, kiện tụng, CTTC nên giảm lãi vay xuống hơn nữa. Bởi nợ xấu của CTTC ở mức 5% mà lãi suất cho vay lên đến 39 – 49%/năm là quá cao. Đồng thời, từ ngữ trong các hợp đồng vay cần dễ hiểu, ngắn gọn, tránh dùng thuật ngữ gây khó hiểu cho người vay… “Nhiều thuật ngữ trong hợp đồng có khi chuyên gia tài chính đọc còn không hiểu thì sao người dân, nhất là người vay ở khu vực nông thôn đọc và hiểu được”, ông Nghĩa nói.

Thanh Xuân