10/01/2025

Mỹ, Úc kiên quyết trong vấn đề Biển Đông

Mỹ và Úc tiếp tục có những khẳng định mạnh mẽ về tình hình Biển Đông trong khi Philippines cáo buộc Trung Quốc ngăn cản máy bay trong khu vực.

 

Mỹ, Úc kiên quyết trong vấn đề Biển Đông

 

 

Mỹ và Úc tiếp tục có những khẳng định mạnh mẽ về tình hình Biển Đông trong khi Philippines cáo buộc Trung Quốc ngăn cản máy bay trong khu vực.

 


 


Tàu chiến Mỹ trong một đợt triển khai hoạt động tại Biển Đông - Ảnh: ReutersTàu chiến Mỹ trong một đợt triển khai hoạt động tại Biển Đông – Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo chung theo sau hội nghị thường niên kéo dài 2 ngày tại Boston (Mỹ), các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ – Úc hôm qua 14.10 “bày tỏ quan ngại sâu sắc” đối với hoạt động bồi đắp và xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi “các bên ngưng ngay hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá” tại khu vực.
“Mỹ sẽ đưa tàu, máy bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp thế giới cho phép, giống như chúng tôi đang triển khai trên thế giới. Biển Đông chưa và sẽ không phải là ngoại lệ”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu.
Tiếp lời ông Carter, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nhấn mạnh Washington và Canberra có cùng quan điểm về tranh chấp tại khu vực. “Chúng tôi không nghiêng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh hải, nhưng chúng tôi thúc giục các bên không nên hành xử đơn phương và ngưng các động thái gây leo thang căng thẳng”, bà Bishop nói.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức Mỹ khẳng định nước này đã quyết định cho tàu chiến tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. ABC News dẫn lời giới chuyên gia nhận định hoạt động sẽ được bắt đầu trong tuần này hoặc tuần tới với tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến Aegis cùng một nhóm tàu hải quân nhỏ hơn.
Cũng trong ngày 14.10, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh lặp lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tại Mỹ hồi tháng 9 là Trung Quốc “chưa và sẽ không quân sự hoá” Biển Đông. Không những thế, bà này còn cáo buộc “một số nước dù ở rất xa nhưng vẫn triển khai vũ khí với quy mô lớn và thể hiện sức mạnh quân sự trong khu vực”.
Tuy nhiên, hình ảnh chụp bằng vệ tinh tại các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc đã cho xây dựng những đường băng lớn phù hợp với hoạt động của mọi loại chiến đấu cơ. Không những thế, chuyên san The Diplomat dẫn lời Thẩm phán Toà án Tối cao Philippines Antonio Carpio cáo buộc trên thực tế Bắc Kinh đã ngầm áp đặt Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Trường Sa.
Theo tiết lộ của ông Carpio, bất cứ máy bay nào của Philippines trong thời gian qua bay ngang Trường Sa đều nhận cảnh báo “tránh xa khu vực này” từ phía Trung Quốc. Ông không nói rõ máy bay Philippines có làm theo yêu cầu phi lý này hay không, nhưng nhận định rằng ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc “nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông về kinh tế lẫn quân sự”.

Thuỵ Miên