29/11/2024

Sẽ bùng nổ vốn Mỹ vào VN

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN tăng lên. Trong đó, vốn FDI của nhà đầu tư Mỹ được dự báo sẽ bùng nổ.

 

Sẽ bùng nổ vốn Mỹ vào VN

 

 

 

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN tăng lên. Trong đó, vốn FDI của nhà đầu tư Mỹ được dự báo sẽ bùng nổ.




Tham gia TPP, muốn thu hút nhiều vốn FDI, VN phải thực hiện chặt chẽ các ràng buộc về sở hữu trí tuệ - Ảnh: D.Đ.Minh Tham gia TPP, muốn thu hút nhiều vốn FDI, VN phải thực hiện chặt chẽ các ràng buộc về sở hữu trí tuệ – Ảnh: D.Đ.Minh
Mỹ sẽ vươn lên vị trí số 1 ?
 
 
Sẽ bùng nổ vốn Mỹ vào VN - ảnh 2
Gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp Mỹ 
đến VN để tìm hiểu môi trường đầu tư và trong thời gian ngắn tới, vốn FDI của Mỹ ở VN chắc chắn là số 1, chứ không phải số 2
Sẽ bùng nổ vốn Mỹ vào VN - ảnh 3
 
TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài
 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), tính đến giữa năm 2015, các nhà đầu tư (NĐT) Mỹ đứng thứ 7 về tổng vốn ở VN, với 748 dự án, vốn đăng ký 11,1 tỉ USD. Vốn FDI của Mỹ vào VN là khá lớn nếu so với các nước trong TPP như Úc, Canada, New Zealand, trừ Nhật. Còn các quốc gia trong TPP khác như Chile, Brunei, Peru, Mexico lại không nằm trong danh sách có vốn đầu tư vào VN. Tính đến tháng 8.2015, Nhật Bản có 2.725 dự án FDI ở VN với 37,9 tỉ USD, xếp thứ 2 sau Hàn Quốc. Nếu quy mô vốn bình quân một dự án FDI ở VN là 13,9 triệu USD thì của Nhật là 14,1 triệu USD. Lĩnh vực mà doanh nghiệp (DN) Nhật đầu tư nhiều nhất là công nghệ chế biến chế tạo (chiếm tới 83,3 tổng vốn). So với các nhà đầu tư nước ngoài khác, DN Nhật được đánh giá cao ở vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Canada đầu tư ở VN khoảng 5 tỉ USD; Úc hơn 1,65 tỉ USD; New Zealand khoảng 82 triệu USD.

TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, đánh giá tham gia vào TPP chắc chắn các NĐT lớn sẽ đổ tiền vào VN. Công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, điện tử, gia công phần mềm là những lĩnh vực sẽ hút vốn mạnh. Tuy nhiên, ông Mại đánh giá thu hút FDI của VN giai đoạn sau khi tham gia TPP khác với sau WTO. Cụ thể, ông Mại phân tích: TPP hoàn toàn có lợi cho các NĐT Mỹ. Sẽ có nhiều nhà sản xuất hàng hoá nước này đầu tư nhà máy ở VN và xuất khẩu hàng vào Mỹ trong thời gian tới để tận dụng thuế suất bằng 0. “Gần đây, có rất nhiều DN Mỹ đến VN để tìm hiểu môi trường đầu tư và trong thời gian ngắn tới, vốn FDI của Mỹ ở VN chắc chắn là số 1, chứ không phải số 2”, ông Mại nhận định.
Trong khi đó, ông Mại nhận định vốn đầu tư từ Nhật sẽ không tăng đáng kể sau TPP. Bởi năm 2010, VN đã ký Hiệp định đối tác toàn diện với Nhật Bản. Từ đó, vốn Nhật vào VN có lúc tăng lúc giảm nhưng vẫn luôn ổn định ở mức cao.
“Lọc” vốn FDI
 
 
Không phân biệt đối xử
Đối với việc thiết lập các quy tắc trong lĩnh vực đầu tư, các nước tham gia hiệp định TPP phải ban hành các chính sách đầu tư và các biện pháp bảo hộ trên cơ sở không phân biệt đối xử, đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ pháp luật. Hiệp định TPP quy định các nguyên tắc bảo hộ đầu tư cơ bản tương tự như các nguyên tắc trong các hiệp định liên quan đến đầu tư khác, bao gồm nguyên tắc đối xử quốc gia; nghiêm cấm những yêu cầu như về hàm lượng nội địa hay nội địa hoá công nghệ… 
 

Theo các chuyên gia, hậu TPP sẽ có nhiều NĐT Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… (những quốc gia và vùng lãnh thổ ở ngoài khối TPP) trong lĩnh vực dệt may, da giày vào VN xây dựng nhà máy để xuất khẩu vào Mỹ, Úc… nhằm hưởng lợi xuất xứ. “Thực tế, khi còn đang trong quá trình đàm phán, các NĐT này cũng đã vào VN rất nhiều, với khoảng 4 tỉ USD đầu tư vào dệt, nhuộm. Nhưng tôi cảnh báo VN không nên đánh đổi để có nguồn vốn trên. Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương không nên khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm bởi DN trong nước đã đảm nhiệm được, hơn nữa dệt, nhuộm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Chúng ta không nên đánh đổi môi trường, lợi ích trước mắt để tiếp nhận nguồn vốn nói trên, chỉ chấp nhận một số dự án để giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu của Trung Quốc”, ông Nguyễn Mại đề xuất.

TS Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế, cho rằng TPP đem lại cho VN hai cái lợi quan trọng là gia tăng thương mại và thúc đẩy thu hút vốn FDI. Các NĐT nước ngoài trong khối các nước tham gia TPP chắc chắn sẽ đổ vốn vào VN, vì liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hoá trong khối. Tuy nhiên, VN chưa tận dụng tốt nguồn vốn FDI khi không kết nối chặt chẽ với DN nội địa để từ đó không chuyển giao được công nghệ như kỳ vọng và cam kết. Vì thế, chúng ta phải có chiến lược tận dụng tốt hơn nguồn vốn FDI và cải thiện lực lượng DN nội địa để tránh bị chèn lấn.
“Tuy nhiên, nền kinh tế VN được lợi rất lớn khi dưới sức ép của DN FDI, các DN trong nước sẽ tự tái cấu trúc để lớn mạnh”, ông Trinh nhấn mạnh nhưng cũng đồng thời cảnh báo: “Cho đến nay vẫn còn ít DN nội địa có những kế hoạch đầu tư ở trong nước nhằm tận dụng lợi thế của TPP. Nếu không có những kế hoạch đầu tư dài hạn cho TPP, DN trong nước chắc chắn không giữ được thị trường sân nhà, nói gì tới việc thâm nhập vào thị trường nội khối TPP”.
Theo TS Bùi Trinh, sau khi VN gia nhập WTO, lập tức vốn FDI tăng nóng vào VN, gây ra nhiều tác động tiêu cực về môi trường khi không có chọn lọc, biểu hiện của bong bóng tài sản, chiếm đất để dự án “treo”… Vì thế, VN cần rút kinh nghiệm cho giai đoạn hậu TPP, tránh đi theo vết xe đổ của giai đoạn hậu WTO. “Chúng ta cần khắt khe hơn trong tiếp nhận dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nội địa để trở thành mắt xích quan trọng với DN FDI trong nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động, phát triển công nghiệp phụ trợ để nâng tỷ lệ nội địa hoá… Bằng không, DN FDI dù chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của VN nhưng giá trị gia tăng mang lại cho nền kinh tế sẽ rất thấp”, ông Trinh nhấn mạnh.

N.Trần Tâm