10/01/2025

Tạo điều kiện để trẻ tìm hiểu khoa học cơ bản

Trong ba năm rưỡi sinh sống và làm việc ở VN, tôi thấy khoa học chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng. VN đang càng ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tốt hơn thì không có lý do gì mà khoa học lại tụt lùi.

  

Tạo điều kiện để trẻ tìm hiểu khoa học cơ bản

 

 

Trong ba năm rưỡi sinh sống và làm việc ở VN, tôi thấy khoa học chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng. VN đang càng ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tốt hơn thì không có lý do gì mà khoa học lại tụt lùi.


 


Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ các nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Hà Nội vừa qua đã khuyến khích tinh thần ham mê nghiên cứu khoa học trong giới trẻ - Ảnh: Quang Minh
Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ các nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Hà Nội vừa qua đã khuyến khích tinh thần ham mê nghiên cứu khoa học trong giới trẻ – Ảnh: Quang Minh

Để được nổi tiếng về khoa học kỹ thuật và phát triển về kinh tế như nước Đức hiện nay, chúng tôi phải trải qua một thời gian dài, nhưng điều quan trọng là phải có môi trường để khoa học và kỹ thuật được tự do phát triển.

Khơi gợi đam mê 
khoa học

Tôi đã đọc các thông tin tường thuật việc các nhà khoa học trẻ VN gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi cũng rất ấn tượng với phát minh “mắt thần” cho người khiếm thị của TS Nguyễn Bá Hải. Phát minh này vô cùng sáng tạo, đóng góp rất lớn cho sự thay đổi cuộc đời của những người khiếm thị, đặc biệt là người nghèo.

Càng tuyệt vời và đáng khen ngợi phát minh này hơn khi TS Hải đã từ chối lời đề nghị của các doanh nghiệp muốn triển khai phát minh này theo hướng kiếm lợi nhuận. TS Hải đã cống hiến cho xã hội phát minh của mình, điều này càng làm cho phát minh của anh ấy trở nên đáng trân trọng và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý hỗ trợ kinh phí để lập đề án sản xuất “mắt thần” với quy mô lớn cũng khuyến khích, động viên các nhà khoa học rất nhiều, đồng thời giúp người khiếm thị có cơ hội để hoà nhập tốt hơn với xã hội.

Nghiên cứu là một trong những hoạt động quan trọng cũng như là niềm đam mê của các nhà khoa học.

Thật buồn khi biết ở VN khoa học cơ bản không thu hút nhiều sự quan tâm yêu thích của học sinh sinh viên. Khoa học cơ bản có một ảnh hưởng quan trọng trong các phát minh và nâng cao khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Bởi vậy ở Đức, chúng tôi triển khai rất sớm các dự án để thu hút sự quan tâm của trẻ em với khoa học cơ bản nhằm mục tiêu làm sao để trẻ em sớm nhất có thể tham gia vào các dự án khoa học, tìm hiểu khoa học phù hợp với độ tuổi của mình.

Ở Đức, trẻ em khoảng 6 tuổi sẽ được khuyến khích tìm hiểu khoa học cơ bản bằng các trò chơi phù hợp.

Kinh nghiệm của chúng tôi là trẻ em càng tham gia, quan tâm đến khoa học càng sớm thì cơ hội để chúng quyết định ưu tiên, quan tâm đến học khoa học cơ bản càng lớn bấy nhiêu về sau này. Từ đó sẽ là nền tảng để khi lớn hơn nữa, vào đại học chúng có thể chủ động chọn các ngành khoa học cơ bản để theo học, tăng cường trao đổi, nghiên cứu.

GS Jurgen Mallon - Ảnh do nhân vật cung cấp             Thường xuyên cho trẻ chơi các trò có thể đánh thức bản năng quan tâm đến khoa học trong lúc chúng rảnh rỗi sẽ hiệu quả hơn việc buộc chúng phải học khoa học. Đây chính là trách nhiệm mà nhà trường và phụ huynh phải nỗ lực thực hiện
GS Jurgen Mallon - Ảnh do nhân vật cung cấp

Thường xuyên cho trẻ chơi các trò có thể đánh thức bản năng quan tâm đến khoa học trong lúc chúng rảnh rỗi sẽ hiệu quả hơn việc buộc chúng phải học khoa học. Đây chính là trách nhiệm mà nhà trường và phụ huynh phải nỗ lực thực hiện

Tạo cơ hội để khoa học phát triển

Ở Đức, những sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học và kỹ thuật thì cơ hội kiếm việc làm rất hấp dẫn, lương của các sinh viên mới tốt nghiệp của các ngành học này ở những doanh nghiệp, tập đoàn thậm chí còn cao hơn nhiều so với các nhân viên thuộc ngành nghề khác đã có kinh nghiệm.

Tôi tin rằng ở VN nhiều sinh viên đã và sẽ tiếp tục được khuyến khích học các ngành khoa học cơ bản khi nhìn thấy tấm gương về sự thành công của GS Ngô Bảo Châu và Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện… cho các nhà khoa học VN để họ có những thành công tốt nhất. Câu chuyện của TS Hải cũng là một động lực tốt cho việc vươn lên, học tập, đào tạo, trau dồi kiến thức…

Theo tôi, muốn khuyến khích học sinh sinh viên yêu thích khoa học phải có những khởi đầu đúng. Đó là nên chuyển từ yêu cầu, bắt buộc trẻ em, học sinh cấp II – III học khoa học cơ bản sang việc khuyến khích và thuyết phục trẻ em yêu thích học khoa học cơ bản.

Hãy tạo các cơ hội để trẻ em có thể tham gia tìm hiểu khoa học một cách sớm nhất có thể, không sớm như ở Đức, nhưng tại VN có thể bắt đầu từ độ trẻ 10 tuổi. Hãy cho trẻ em tiếp cận với khoa học cơ bản bằng các trò chơi khoa học thú vị, hữu ích từ đó kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dần dần chúng sẽ có mối quan tâm đến khoa học cơ bản và để ý đến các vấn đề khoa học ở cấp độ của mình một cách tự nhiên và nó ăn sâu vào tâm trí đứa trẻ.

Báo chí cũng phải có trách nhiệm và góp phần tạo dựng sự yêu thích khoa học, khuyến khích các tấm gương học tập, nghiên cứu và cống hiến cho khoa học trong cộng đồng.

Ở VN mấy năm, theo dõi các phương tiện thông tin truyền thông, tôi ít thấy sự quan tâm hay khuyến khích rõ rệt của báo chí với việc phát triển khoa học, khoa học cơ bản, làm nổi bật nét đẹp của khoa học.

GS JURGEN MALLON 
(người Đức, hiệu trưởng Trường ĐH Việt – Đức)

Tránh tình trạng đầu vào kém

Ở VN phụ huynh mong muốn con cái mình học cái gì đó để sau khi tốt nghiệp có thể kiếm tiền nhiều nhanh nhất, nên không ít người muốn bằng mọi cách “xua” con mình vào các ngành học kinh tế, tài chính để mong đạt được mục đích này.

Nhưng thực tế các em không thể thực hiện ước mơ này và tỉ lệ thất nghiệp vẫn rất cao. Nhìn chung các em không có được sự tự hào, điều cần phải có, khi muốn học ngành học liên quan đến khoa học, kỹ thuật hay được ủng hộ khi quan tâm đến khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, khoa học phải có cái giá của nó, không thể vì muốn đạt chỉ tiêu mà hạ điểm chuẩn trong các trường đại học đào tạo ngành khoa học, kỹ thuật.

Sinh viên học các ngành này nhất định phải đạt một trình độ học thuật nhất định để đầu ra cũng phải đạt chuẩn.

Nếu đầu vào đã kém thì sao có được những kỹ sư và nhà khoa học có trình độ? Mà không có nhà khoa học, kỹ sư có trình độ thì đất nước làm sao có thể phát triển?

 

LÊ NAM ghi ([email protected])