11/01/2025

Xài điện bao nhiêu trả bấy nhiêu là đúng

Xài bao nhiêu 
trả bấy nhiêu; ủng hộ nhiều bậc giá; đừng lấy người nghèo làm bình phong… là những ý kiến đa chiều của bạn đọc trước phương án tính giá điện của EVN.

 

Xài điện bao nhiêu trả bấy nhiêu là đúng

 

Xài bao nhiêu 
trả bấy nhiêu; ủng hộ nhiều bậc giá;  đừng lấy người nghèo làm bình phong… là những ý kiến đa chiều của bạn đọc trước phương án tính giá điện của EVN. 


 


Người dân Q.Gò Vấp, TP.HCM đóng tiền điện tháng - Ảnh: T.T.D.
Người dân Q.Gò Vấp, TP.HCM đóng tiền điện tháng – Ảnh: T.T.D.

Tuổi Trẻ trích đăng một số ý kiến của bạn đọc về các phương án EVN vừa trình Chính phủ. Trong đó, phần lớn đồng tình với quan điểm “xài bao nhiêu trả bấy nhiêu”.

“Cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành điện, phá thế độc quyền của EVN là xong. Giống như điện thoại và Internet là dân mình khỏe re

Tran Vinh Quang

Ở đâu ra các 
phương án giá?

Khi tham vấn chính sách người ta sẽ công bố số liệu điều tra. Đằng này EVN bàn với Chính phủ và chỉ đưa ra phương án tính cho dân biết. Công bố tất cả phiên bản điều trần giá điện công khai cho mọi người dân xem EVN đã nghiên cứu thế nào để có được các phương án. Ví dụ như mua sản phẩm với giá tiền đó, người bán phải chứng minh với khách hàng rằng đã mua đúng và đủ với chất lượng và dịch vụ đó, ai lại làm kiểu “tôi có giá vậy đó, mua hay không thì tuỳ”.

Nguyên (demynguyen@…)

Nên nghiên cứu điện từ sóng biển

Nên đi vào nguồn gốc của vấn đề: giá điện cao hay thấp là do nguồn điện được cung cấp. Nếu tỉ lệ dùng các nguồn điện có giá thành cao chiếm tỉ trọng lớn thì giá điện sẽ cao. Nếu tỉ lệ dùng các nguồn điện có giá thành thấp chiếm tỉ trọng lớn thì giá điện sẽ hạ.

Thời gian vừa qua ngành điện đã khởi công xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện và cả điện mặt trời đều là những loại điện có giá thành phát điện cao. Không những thế, sau này sẽ còn phải nhập than ở nước ngoài để phát điện. Như vậy giá điện sẽ tiếp tục tăng cao khi những nhà máy này đi vào hoạt động.

Trong khi đó giá thành phát điện của thuỷ điện chạy bằng năng lượng sóng biển trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có khả năng tương đương giá thành phát điện của thuỷ điện, là loại điện có giá thành phát điện rẻ nhất. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích khác như: tạo nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi có bão, bảo vệ đê kè biển và bờ biển khỏi bị sạt lở do sóng biển… Tại sao không quan tâm đến việc khai thác tiềm năng rất to lớn và giá thành phát điện có khả năng rẻ đó?

Xin mời ngành điện xem bài “Thuỷ điện chạy bằng năng lượng sóng biển” (bản bổ sung, sửa đổi ngày 20-8-2015) đã được đăng trên trang web vncold.vn của Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam ngày 24-8-2015 trong mục Khoa học & công nghệ.

Lê Vĩnh Cẩn (canlevinh@…)

Ủng hộ nhiều bậc giá

* Theo tôi, chỉ nên có hai bậc, sử dụng dưới 150 kWh giá 1.484 đồng, tiêu thụ từ 150 kWh trở lên thì tất cả chỉ số điện đều tính giá 1.747 đồng (không được hưởng phần giá 1.484 đồng cho 150 kWh đầu tiên), như vậy vừa khuyến khích tiết kiệm điện và các hộ nghèo sẽ không phải trả giá cao. Tại sao EVN không lấy ý kiến người dân?

Minh Sơn (sonngominh@…)

* Cuộc sống an sinh như hiện nay, các hộ gia đình nhà nào cũng có các đồ dùng thiết thực sinh hoạt trong cuộc sống như nồi cơm điện, quạt, đèn, tủ lạnh là phổ biến… thì mỗi tháng cũng phải tiêu hao hết 200 kWh, vậy chúng ta nên chia thành bốn bậc cho hợp lý như: nghèo đến 100 kWh, không nghèo 200 kWh, khá 300 kWh, giàu 400 kWh, theo nhu cầu đảm bảo cuộc sống của người dân sinh hoạt thường ngày.

Nguyễn Tiến Trực (tientruchaiduong@…)

Xài bao nhiêu 
trả bấy nhiêu là đúng

* Cách tính giá điện cũ đi ngược với kinh tế thị trường. Giá điện bậc thang lũy tiến, nói là người nghèo được lợi, thực tế cái lợi chẳng được bao nhiêu so với cách tính đồng giá và biết bao học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động nghèo phải thuê nhà trọ chịu giá điện cao ngất ngưởng. Cách tính giá điện cũ còn phát sinh bao rắc rối, tiêu cực.

Còn cách tính mới đồng giá dùng điện nhiều có được khuyến mãi giảm giá hay tính giá điện theo bậc thang giảm. Lúc đó mới “dùng điện càng nhiều càng lợi”. Đừng lo người dân sẽ không tiết kiệm, tiền mồ hôi nước mắt một đồng cũng tính. Người dân chỉ mong công bằng, minh bạch và hợp với quy luật thị trường…

Nông dân (nongdan@…)

* Thật ra, xài bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu thôi. Vì ngành điện nâng giá cao theo từng bậc tiêu thụ, theo tính toán của họ. Chứ theo bài toán thông thường, 1 kWh điện trước cũng bằng 1 kWh điện sau thôi (toán học thông thường).

Trần (thanhthiennghe@…)

Đừng lấy người nghèo làm bình phong

* Đừng lấy người nghèo ra làm bình phong để che đậy sự thiếu minh bạch trong cách tính giá điện. Đưa cả biệt thự, bể bơi, sân tennis vào giá thành thì làm gì không cao, đã thế phương án nào đưa ra thì “doanh số của EVN cũng không thay đổi”.

Tóm lại, đây có phải là chiêu của ông “độc quyền” không? Trong các phương án xấu thì phương án một giá là đỡ xấu nhất, tránh được việc ghi lùi số điện 1-2 ngày (mức giá cao nhất). Ai mà kiểm tra được vì hợp đồng nhận được sau khoảng 10 ngày, “thượng đế” kêu lên thì sự đã rồi!

Văn Chiến (vchien51@…)

* Phương án 2 chưa chắc người nghèo đã bị thiệt, bởi mười mấy ngàn đồng không tới đâu, cũng chẳng giúp họ được bao nhiêu, nhưng khi cần sản xuất nhỏ, hộ gia đình với giá điện rẻ thì sẽ giúp người nghèo được nhiều hơn, chứ cái kiểu càng xài nhiều giá càng tăng chỉ bóp chết những hộ sản xuất nhỏ trong gia đình như may gia công, mài khuy nút…

Bình minH (binhyenchimhot@…)

* Để công bằng xã hội và phần nào có được sự minh bạch thì nên tính một giá dùng nhiều trả nhiều dùng ít trả ít. Còn muốn hỗ trợ người nghèo thì tính hai giá: đến 200 kWh thì giảm 100 đồng, còn trên 200 kWh sẽ tăng từ 70-150 đồng so với giá cơ bản. Tăng nhiều hay ít phải căn cứ trung bình lượng điện sử dụng giữa các đối tượng chứ không phải tỉ lệ số hộ như cách thống kê của EVN.

ducthang (ducthang0655@…)

“Đồng giá” là… tăng giá?

Từ 1.400 đồng/kWh, tính một phát lên 1.747 đồng/kWh, “đồng giá” cái nỗi gì? 1.747 đồng cộng VAT thành ra 1.921 đồng/kWh. Tính toán làm toát mồ hôi. Nhà tôi xài tháng rồi 154 kWh điện, tôi phải trả là 272.000 đồng, luôn VAT. Giờ tính theo giá mới thì tôi xài 154 kWh điện phải trả 295.834 đồng. Đó là nhà tôi xài cao hơn so với người ở nông thôn rồi, nhà ở nông thôn thì họ xài dưới 100 kWh rất nhiều. Vậy họ phải đóng tiền cao hơn mức bình thường.

Quốc Nguyên (nguyenquoc@…)

Mua bán cần sòng phẳng

Như đã từng góp ý vừa rồi, chỉ cần hai mức mà thôi: sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Mỗi kiểu mỗi giá. Riêng về sinh hoạt thì chốt một giá nhất định, dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả ít. Hiện nay đời sống khá hơn nên các vật dụng dùng điện khá nhiều, vì vậy không thể khống chế được lượng điện tiêu thụ, nếu cứ so sánh sinh viên, người nghèo thì cũng rất khó, nghèo thì lo tiết kiệm lại. Ở đây là mua và bán điện chứ không phải kiểu xin cho.

Nam Huynh Kim (ngatucaumy@…)

Các phương án tính giá điện
Các phương án tính giá điện

Bạn có thể bấm vào đây để xem chi tiết các phương án giá điện cũng như tham gia thăm dò bên dưới về việc ủng hộ phương án tính giá điện nào.

 

 

TT