10/01/2025

Hơn 5 tỉ USD hiện đại hoá đường sắt bắc – nam

Ngày 18.9, tại TP.HCM, Cục Đường sắt tổ chức công bố những nội dung cơ bản quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt bắc – nam do Bộ GTVT phê duyệt; tổng mức đầu tư lên đến hơn 5 tỉ USD.

 

Hơn 5 tỉ USD hiện đại hoá đường sắt bắc – nam

 

 

Ngày 18.9, tại TP.HCM, Cục Đường sắt tổ chức công bố những nội dung cơ bản quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt bắc – nam do Bộ GTVT phê duyệt; tổng mức đầu tư lên đến hơn 5 tỉ USD.



 

Hơn 5 tỉ USD hiện đại hóa đường sắt bắc - nam - ảnh 1

Dự kiến đến năm 2020, tốc độ tàu khách sẽ đạt 80 – 90 km/giờ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Theo đó, nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt bắc – nam hiện nay để đạt tiêu chuẩn Đường sắt quốc gia từ cấp 1 đến cấp 3 tùy thuộc địa hình cụ thể các khu đoạn; thống nhất toàn tuyến một cấp tải trọng; từng bước nâng cao thị phần vận tải, tăng lượng luân chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường sắt theo các quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, KCN tập trung, khu du lịch… Mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2020 là tốc độ bình quân tàu khách 80 – 90 km/giờ, tàu hàng 50 – 60 km/giờ; 14 – 16 triệu khách/năm; 5 – 6 triệu tấn hàng/năm; năng lực thông quan trên 25 đôi tàu/ngày đêm. Đặc biệt, đối với khu vực TP.HCM, dự án xây dựng đường sắt Trảng Bom – Hoà Hưng (cũng nằm trong quy hoạch đường sắt đầu mối TP theo Quyết định 1556 của Bộ GTVT ngày 5.5.2013) đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương có chiều dài toàn tuyến 45,9 km, 15 ga trạm khách.
Tại buổi công bố, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết tổng mức đầu tư được chia 2 phương án. Phương án cơ sở: vốn đầu tư 85.214,07 tỉ đồng (trên 3,963 tỉ USD), trong đó đã có vốn cam kết 580,56 triệu USD. Phương án cao: tổng vốn đầu tư 110.873,79 tỉ đồng (gần 5,157 tỉ USD), trong đó đầu tư các giải pháp như phương án cơ sở và thêm một số giải pháp với kinh phí bổ sung gần 1,194 tỉ USD. Ông Khôi cho biết sẽ sử dụng các nguồn vốn ngân sách, trái phiếu, ODA kết hợp vốn đối ứng Chính phủ, BOT hoặc BT và từ các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khai thác vận tải. Trong giai đoạn 2015 -2020, Cục Đường sắt đề xuất chọn phương án phân kỳ đầu tư theo chiều ngang tuyến. Trong đó, ưu tiên 1 (vốn đầu tư trên 36.083,42 tỉ đồng) cho một số dự án nút cổ chai để đảm bảo an toàn chạy tàu (xây dựng hầm Khe Nét, hầm Hải Vân, ưu tiên 2 dự án đường sắt trên cao Hà Nội – Ngọc Hồi và Hòa Hưng – Trảng Bom và đầu tư các dự án cho 2 khu đoạn có khối lượng vận tải lớn là Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Sài Gòn. Ưu tiên 2 (vốn đầu tư 36.648,05 tỉ đồng): thực hiện đồng bộ các dự án thuộc 4 khu đoạn còn lại. Phương án này có ưu điểm là phát huy ngay được hiệu quả đầu tư cho từng phân đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020, nhược điểm không đạt được tiêu chí của quy hoạch đề ra.

Đình Mười