11/01/2025

Để trở thành tân sinh viên thông thái

“Hãy phác thảo ngay một thời gian biểu thật sự hợp lý, ngoài giờ học trên lớp, thời gian rảnh nên tìm đến thư viện, tự tìm sách, tự nghiên cứu… Hãy cố gắng ngay từ những ngày đầu tiên trên giảng đường để có kết quả mỹ mãn khi ra trường”.

 

Để trở thành tân sinh viên thông thái

 

 

“Hãy phác thảo ngay một thời gian biểu thật sự hợp lý, ngoài giờ học trên lớp, thời gian rảnh nên tìm đến thư viện, tự tìm sách, tự nghiên cứu… Hãy cố gắng ngay từ những ngày đầu tiên trên giảng đường để có kết quả mỹ mãn khi ra trường”.



Để trở thành  tân sinh viên thông tháiTình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh và tân sinh viên ở khu vực làng đại học – Ảnh: Lê Thanh
Đó là những lời khuyên của thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Hội Tâm lý học xã hội VN, dành cho các tân sinh viên (SV) trong những ngày đầu nhập học.
Những ngày này, tại các trường ĐH, CĐ có nhiều hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn giúp tân SV ổn định cuộc sống khi lần đầu tiên xa gia đình…
Biết tự bảo vệ mình
 
 
Giúp sinh viên tham quan môi trường thực tế
Từ nay đến cuối tháng 12.2015, Trung tâm hỗ trợ học sinh và sinh viên TP.HCM tổ chức cho SV tham quan, kiến tập tại các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, công nghệ cao. Hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu môi trường làm việc thực tế, từ đó giúp SV có sự chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết gắn với chuyên môn nghề nghiệp phù hợp để tránh bỡ ngỡ sau khi ra trường. SV tham gia đăng ký trực tiếp tại văn phòng Đoàn – Hội tại trường đang học.
Lê Thanh
 

Theo thạc sĩ An, có quá nhiều cạm bẫy bên ngoài môi trường học đường mà các tân SV sẽ phải đối diện, nhất là những tân SV đến từ vùng quê xa. Họ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các việc vi phạm pháp luật. Vì thế, các tân SV cần phải tự trang bị kỹ năng nhận diện, ứng phó với những tình huống nguy hiểm, sẽ an toàn hơn trên con đường học tập, giao tiếp xã hội.

“Hãy thật bình tĩnh trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, nên nhớ chẳng ai cho không mình cái gì. Đồng tiền kiếm được quá dễ thì thường có vấn đề”, thạc sĩ An nói.
Ông An cho rằng để trở thành tân SV thông thái, việc quan trọng mà các tân SV cần trang bị nữa là: “Xây dựng, lập kế hoạch học tập”. Bởi khi bước vào đại học, thoát khỏi sự chăm sóc chu đáo của gia đình, nhiều SV bắt đầu tự thưởng cho mình chơi nhiều hơn học, dễ trượt dài với những thú vui khác mà quên đi việc chính là học tập.
Kế hoạch đó là gì? Với SV năm nhất chưa phải học chuyên ngành, chủ yếu học các môn chung, có nhiều thời gian nên cần tập trung vào việc xây dựng tình bạn tạo thành nhóm học tập, tìm kiếm các mối quan hệ xã hội bằng cách tham gia câu lạc bộ, đội, nhóm… Các hoạt động này sẽ giúp tân SV làm quen với môi trường đại học. Hãy đặt cho mình mục tiêu lọt vào top 5, top 10 trong lớp học, lấy được chứng chỉ tin học, bồi dưỡng Anh văn và học thêm nhiều kỹ năng khác trong năm đầu tiên còn rảnh rỗi.
“Hãy dẹp bỏ ngay tư tưởng như: Nếu không mắc nợ thì không phải SV, nếu không làm thêm thì mất nửa cuộc đời… Vì lý do đó sẽ làm cho thương hiệu của bản thân không mấy tốt đẹp, gây bất lợi sau này trên con đường lập nghiệp. Một khi đã có “thương hiệu” thì cơ hội có việc làm, thành công là trong tầm tay. Mạng xã hội là kênh thông tin chính mà các nhà tuyển dụng lựa chọn, vì thế hãy xây dựng trang mạng cá nhân của mình từ bây giờ. Bạn phải làm sao để nhà tuyển dụng ấn tượng, chứ không phải thấy quá nhàm chán với những hình ảnh ăn nhậu, tung tăng, những status chán nản, buồn phiền”, thạc sĩ An khuyên.
Làm “xe ôm” miễn phí giúp tân sinh viên
Đội Tình nguyện viên ĐH Quốc gia TP.HCM có gần hơn 150 người túc trực ở 16 điểm (cửa ngõ dẫn vào các trường đại học, ký túc xá, các trạm xe buýt…) từ 7 – 17 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, họ luôn nở nụ cười. “Chào bạn, tụi mình là tình nguyện viên hỗ trợ tân SV. Nếu bạn cần trợ giúp bất cứ điều gì liên quan đến thủ tục nhập học, đăng ký chỗ ở, hướng dẫn đường đi thì cứ mạnh dạn hỏi, đừng ngần ngại gì cả”, Lê Tuấn Anh, một tình nguyện viên của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mở lời khi gặp tân SV.
Không chỉ giúp cách làm thủ tục, hướng dẫn đường đi, tình nguyện viên còn kiêm luôn nhiệm vụ làm “xe ôm” miễn phí và khuân vác đồ đạc cho tân SV. Sự tận tình của các tình nguyện viên đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng phụ huynh. Bà Nguyễn Thị An, ngụ tại H.Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng), mẹ của Nguyễn Trọng Dũng, tân SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, bộc bạch: “Hôm nay nếu không có tình nguyện viên tận tình hướng dẫn thì chắc giờ này hai mẹ con tôi chưa làm xong mọi việc và không chừng phải mất thêm một ngày nữa”.
Chú ý các khóa học kỹ năng sống

Đừng quên tìm những khóa học kỹ năng sống như: giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, quản lý thời gian, vượt qua khó khăn… vì không chỉ bổ trợ cho việc học, áp dụng khi ra trường, mà còn tiếp thu nhiều điều hữu ích để bản thân có thể vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống như: lừa đảo, dàn cảnh cướp giật… Nên tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện để bản thân có những trải nghiệm thực tế, qua đó giúp trưởng thành hơn.
Lê Minh Phát (Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn)
Đề phòng khi đi xe buýt
Nếu đi học bằng xe buýt, phải biết cảnh giác, đề phòng, không nên nhận lời làm quen của bất kỳ người lạ nào trên xe buýt. Đừng ngủ gục, hãy để đồ phía trước mặt. Là tân SV, lần đầu lên thành phố, mọi thứ đều lạ lẫm và bỡ ngỡ. Khi bất chợt thấy những địa điểm thú vị như: quán ăn rẻ, cửa hàng bán sách cũ, địa điểm vui chơi thể thao miễn phí… hãy lưu lại để dễ dàng tìm đến khi cần. Hãy mua những vật dụng y tế cần thiết như: bông băng, thuốc đau bụng, dầu xoa… “thủ” sẵn trong phòng trọ để lỡ gặp sự cố về sức khoẻ trong đêm khuya. Lưu ý đi đâu cũng đem theo giấy chứng minh nhân dân, đặc biệt thời điểm đêm khuya. Cũng đừng quên đăng ký tạm trú tạm vắng.
Hà Ngọc Quý (Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Thanh Nam (ghi)

Lê Thanh – Thanh Đông