10/01/2025

Mong dân góp ý với vai trò người trong cuộc

Sáng 9-9, Ban tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM đã 
họp báo công bố dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 
2015 – 2020 để nhân dân TP thảo luận, góp ý.

 

Mong dân góp ý với vai trò người trong cuộc

 

Sáng 9-9, Ban tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM đã 
họp báo công bố dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 
2015 – 2020 để nhân dân TP thảo luận, góp ý.




Bà Thân Thị Thư - trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - phát biểu tại buổi họp báo công bố dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 sáng 9-9 - Ảnh: Hữu Khoa
Bà Thân Thị Thư – trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – phát biểu tại buổi họp báo công bố dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 sáng 9-9 – Ảnh: Hữu Khoa
“Phải chân thành lắng nghe thì người dân mới góp ý, để người dân thấy được họ là người trong cuộc
Bà THÂN THỊ THƯ (trưởng Ban tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM)

Ông Lê Văn Minh – phó trưởng Ban tuyên giáo Thành uỷ – cho biết việc lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Báo cáo chính trị được đăng tải trên báo chí và nhận ý kiến góp ý của người dân bắt đầu từ hôm nay 
10-9 đến hết ngày 10-10.

Nhận góp ý qua nhiều kênh

“Các nhiệm kỳ trước dự thảo Báo cáo chính trị cũng công bố nhưng chưa đón nhận được nhiều ý kiến của người dân.

Kỳ này, TP mong muốn việc góp ý cho dự thảo phải trở thành đợt sinh hoạt chính trị, phải trở thành câu chuyện mà mỗi người dân là người trong cuộc” – bà Thân Thị Thư, uỷ viên Ban thường vụ, trưởng Ban tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM, nhấn mạnh ý nghĩa của việc lấy ý kiến nhân dân.

Đại hội diễn ra trong tháng 10

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 17-10-2015 tại Hội trường TP.

Đại hội có sự tham gia của 450 đại biểu, trong đó có 66 đại biểu đương nhiên và 384 đại biểu được bầu từ các đại hội Đảng cấp quận, huyện và Đảng uỷ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành uỷ.

Ông Lê Văn Minh cho biết sẽ có nhiều hình thức để nhân dân TP góp ý, trong đó có ba hình thức chính.

Thứ nhất, sau khi công bố dự thảo Báo cáo chính trị trên các báo của TP như: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ, Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động… người dân có thể gửi góp ý cho dự thảo đến toà soạn báo.

Sau đó các cơ quan báo chí sẽ tổng hợp ý kiến gửi về Ban tuyên giáo Thành uỷ.

Hình thức thứ hai  người dân có thể gửi góp ý trực tiếp đến cấp uỷ của địa phương hoặc đơn vị. Sau đó các đơn vị này sẽ tổng hợp và gửi về Ban tuyên giáo.

“Người dân muốn góp ý cũng có thể gửi trực tiếp đến Ban tuyên giáo Thành uỷ, chúng tôi sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến” – ông Minh nói.

Hình thức tiếp theo là Mặt trận Tổ quốc VN và đoàn thể các cấp tại TP sẽ tổ chức nhiều hội nghị theo từng nhóm đối tượng để lấy ý kiến nhân dân, đoàn viên, hội viên.

Ông Minh nói so với Đại hội IX, Đại hội X Đảng bộ TP.HCM có hai điểm mới trong mục tiêu tổng quát là “Xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt” và đưa “TP.HCM sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á”.

Đây là một sự mạnh dạn của TP.HCM, xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Bao giờ là trung tâm lớn của Đông Nam Á?

Trả lời câu hỏi của báo chí về quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị, bà Thân Thị Thư cho biết dự thảo đã được TP chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, dựa trên dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phát triển của TP.HCM đến năm 2020 và tình hình thực tiễn của TP.HCM.

TP đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến góp ý cho dự thảo của các lãnh đạo, bộ ngành, ban Đảng trung ương… Và đặc biệt được Bộ Chính trị cho ý kiến và có những kết luận, trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trước người dân TP.

Bà Thư nói: Bộ Chính trị đánh giá dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ X của TP đã thể hiện được tinh thần đổi mới mạnh mẽ, phù hợp với định hướng trung ương và thực tiễn của TP.

Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Bộ Chính trị cũng đồng ý với mục tiêu đưa TP.HCM sớm (chứ không phải từng bước) trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng đánh giá TP.HCM chưa phát huy hết nội lực, tiềm năng trong phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh khi hội nhập quốc tế chưa cao. Đồng thời lưu ý việc phát triển về văn hoá, các công trình về phúc lợi xã hội chưa phát triển đồng nhất với kinh tế.

“Bộ Chính trị đã chỉ ra một số cơ sở Đảng của TP còn yếu, hiệu lực hiệu quả nhà nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, độ hài lòng của nhân dân TP còn có những điều bất cập…”.

Về mốc thời gian nào sẽ “trở thành trung tâm lớn của Đông Nam Á”, bà Thư nói đây là mục tiêu mang tính đón đầu. “Vì TP bây giờ đã là đầu tàu cả nước, không thể so với các tỉnh được, phải so với khu vực. Đặt ra như vậy để hướng tới, tạo động lực phấn đấu chứ chưa thể nói được cụ thể năm nào”.

Người dân bàn chuyện của mình

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc những người dân sinh sống ngoài TP.HCM, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài muốn đóng góp cho dự thảo Báo cáo chính trị sẽ thông qua kênh nào, bà Thân Thị Thư cho biết những người ở ngoài TP.HCM có thể gửi ý kiến trực tiếp về Ban tuyên giáo Thành uỷ hoặc thông qua các cơ quan báo chí của TP.HCM để góp ý.

Bà Thư cho rằng tuỳ theo đặc thù mỗi cơ quan báo chí, có thể có những hình thức, tuyến bài để người dân tiếp cận dự thảo Báo cáo chính trị ở nhiều góc độ. Chẳng hạn, báo Tuổi Trẻ có tuyến bài “Chung tay xây dựng TP đáng sống” đã được người dân TP quan tâm.

Bà Thư nói việc lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị lần này Đảng bộ TP mong nhận được những quan tâm góp ý, thậm chí những phê bình, chỉ trích của nhân dân về những điều chưa hài lòng.

Bà Thư cũng lưu ý khi thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Báo cáo chính trị phải có thái độ cầu thị, trân trọng những ý kiến nhận được từ nhân dân.

Đại hội Đảng là bàn chuyện của dân, lo cho dân, vì vậy TP mong muốn người dân sẽ góp cho dự thảo Báo cáo chính trị với vai trò là người trong cuộc, bàn chuyện của chính mình.

VIỄN SỰ