12/01/2025

Nước ngoài không yêu cầu, vẫn kiểm dịch

Đó là một trong những bất cập được chỉ ra tại hội thảo “đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu” do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Tổng cục Hải quan phối hợp tổ chức vào ngày 17.8.

 

Nước ngoài không yêu cầu, vẫn kiểm dịch

 

Đó là một trong những bất cập được chỉ ra tại hội thảo “đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu” do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Tổng cục Hải quan phối hợp tổ chức vào ngày 17.8.


 

Nhập mì lát vào container để xuất khẩu ở Tân Cảng Miền Trung (TP.Quy Nhơn, Bình Định) - Ảnh: Hoàng TrọngNhập mì lát vào container để xuất khẩu ở Tân Cảng Miền Trung (TP.Quy Nhơn, Bình Định) – Ảnh: Hoàng Trọng
Tại hội thảo, dù ghi nhận có một số hoạt động cải cách thủ tục, giảm thời gian thông quan, nhưng nhiều đại diện doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn quá nhiều chính sách, quy định phi lý.
“Càng đọc càng thất vọng”
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thuỷ sản VN (VASEP), dẫn chứng: “Bộ NN-PTNT sau khi nghe phản ánh của DN có vướng mắc về lấy mẫu kiểm nghiệm hàng xuất khẩu thuỷ sản, đã sửa Thông tư 55 thành Thông tư 48. Nhưng theo phụ lục của thông tư mới, lại coi như không sửa gì cả vì vẫn duy trì việc vừa kiểm tra điều kiện an toàn của nhà máy vừa phải kiểm tra lô hàng xuất khẩu”.
Không chỉ thế, ông Nam còn phản ánh: “Thông tư 48 vẫn quy định, cứ từ 4 đến 6 lô, vẫn phải lấy mẫu 1 lô để kiểm nghiệm. Điều này khiến quy mô việc kiểm tra vẫn rất lớn và mất nhiều thời gian. Nó giống như ngành y tế, đã kiểm tra nhà hàng ăn uống, đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm rồi, vẫn xuống kiểm tra từng nồi cơm một, rất vô lý. DN vẫn cứ phải trả hết tiền cho phí kiểm nghiệm, trong khi thông lệ hiện nay là cơ quan nào yêu cầu kiểm nghiệm thì cơ quan đó phải tự trả tiền. DN càng đọc thông tư càng thất vọng”.

 
 
Nước ngoài không yêu cầu, vẫn kiểm dịch - ảnh 2
Một lô hàng có thể lên tới hàng chục triệu tiền phí. Có rất nhiều mặt hàng nông sản, giá trị gia tăng rất thấp như sắn lát, tinh bột sắn, hạt điều, dăm gỗ… ở ta vẫn thu phí cao. Thậm chí, có những mặt hàng xuất khẩu, nước ngoài họ không yêu cầu kiểm dịch sao ta cứ phải kiểm dịch?
Nước ngoài không yêu cầu, vẫn kiểm dịch - ảnh 3
 
Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia của GIG
 
Đại diện Hiệp hội Chuyển phát nhanh (CAPEC) cho biết các DN thuộc hiệp hội này vướng về việc kiểm tra các sản phẩm thực phẩm, hàng mỹ phầm, vải, băng đĩa… làm mẫu ở các triển lãm, hội chợ. “Vướng nhất ở chỗ như thế nào là mẫu và số lượng bao nhiêu là mẫu bởi hiện nay thiếu quy định rạch ròi”, đại diện CAPEC nói. Ông Trương Văn Cần, đại diện Hiệp hội Dệt may VN, cũng lên tiếng về thực tế hiện nay, việc kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may được điều chỉnh theo Thông tư 32 của Bộ Công thương nhưng là thông tư quy định tạm thời.
“Tạm thời gì mà quy định từ năm 2009 đến nay, có biết bao biến động thay đổi về công nghệ thiết bị kiểm tra nhưng các quy định đó vẫn được áp dụng nên nhiều thủ tục không cần thiết, chiếm tới 72% thủ tục thông quan cho lô hàng”, ông Cần nói. “Chúng tôi cho rằng, cơ quan nhà nước kiểm tra chuyên ngành phải xử lý nhanh hơn nữa. Ngày nay, công nghệ mạng nhiều rồi mà công việc chủ yếu vẫn xử lý trên giấy, cứ buộc DN phải trực tiếp đến khai, lấy kết quả”, ông Cần nêu.
“Một ngày mà có tới 10 mã kiểm tra chất lượng”
Theo bà Trịnh Tú Anh – Giám đốc Công ty thương mại và xây dựng Nam Đô, việc kiểm tra hiện nay với nhiều sản phẩm chỉ mang tính hình thức nhưng gây tốn kém. Như với hàng dệt may, một ngày mà có tới 10 mã kiểm tra chất lượng, ngày nào cũng lặp đi lặp lại, có nhất thiết kiểm tra thường xuyên thế không hay nên có chế độ ưu tiên với DN tuân thủ tốt. Trong khi đó, chi phí kiểm tra với một DN từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng mỗi năm là quá tốn kém.
Tại hội thảo, ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia của dự án “Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện” (GIG) do USAID thực hiện, nhận xét các thủ tục, quy định về quản lý, kiểm tra xuất nhập khẩu chuyên ngành có quá nhiều văn bản, quy định mà DN chưa kịp hiểu đã có quy định khác, nên một mặt hàng chịu quá nhiều quy định của các bộ. “Đặc biệt, các loại phí kiểm tra, kiểm dịch còn quá lớn với DN. Như phí kiểm định thực vật. Một lô hàng có thể lên tới hàng chục triệu tiền phí. Có rất nhiều mặt hàng nông sản, giá trị gia tăng rất thấp như sắn lát, tinh bột sắn, hạt điều, dăm gỗ… ở ta vẫn thu phí cao. Thậm chí, có những mặt hàng xuất khẩu, nước ngoài họ không yêu cầu kiểm dịch sao ta cứ phải kiểm dịch?”, ông Bình nói.
Theo chuyên gia này, phải có cuộc cải cách, thay đổi cách thức kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên ngành, rà soát lại danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành hiện nay.
Tuy nhiên, tại hội thảo, đại diện các bộ chủ yếu đến ngồi nghe mà không có những trả lời rõ ràng cho những vấn đề mà các DN, hiệp hội DN bức xúc nêu ra.

 

Mạnh Quân – Anh Vũ