11/01/2025

Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả

Trường ĐH thì rối, sở GD-ĐT thấy không cần thiết, thí sinh và phụ huynh không an tâm. Đó là những phản ứng sau mấy ngày Bộ GD-ĐT có công văn cho phép thí sinh được rút hồ sơ, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại sở GD-ĐT.

 

Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả

 

 

Trường ĐH thì rối, sở GD-ĐT thấy không cần thiết, thí sinh và phụ huynh không an tâm. Đó là những phản ứng sau mấy ngày Bộ GD-ĐT có công văn cho phép thí sinh được rút hồ sơ, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại sở GD-ĐT.



Thí sinh đến rút hồ sơ tại một trường ĐH ở TP.HCM ngày 14.8 - 2

Thí sinh đến rút hồ sơ tại một trường ĐH ở TP.HCM ngày 14.8 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nghĩ rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh (TS), đặc biệt TS khu vực vùng sâu vùng xa, ngày 11.8 Bộ ban hành công văn cho phép TS rút hồ sơ, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ngay tại sở GD-ĐT. Thế nhưng trên thực tế điều này lại hoàn toàn không cần thiết, chưa kể còn tạo ra những lo ngại khác.

 
 
Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả - ảnh 2

 

Nhập dữ liệu mà sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của TS. Trong trường hợp đó, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, là sở hay các trường THPT trực tiếp tiếp nhận việc đăng ký?

 

Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả - ảnh 3
 

 

Huỳnh Ngọc Phúc (Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Quảng Nam)

 

 
Lác đác thí sinh
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đến chiều 14.8 tại một số sở GD-ĐT vẫn rất ít TS đến để rút – nộp hồ sơ.
Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Lạng Sơn, cho hay chiều 13.8 Bộ mới cấp 20 tài khoản và sáng 14.8 Sở mới triển khai đến các trường THPT. Chỉ lác đác vài TS đăng ký thay đổi nguyện vọng xét tuyển. “Dự kiến hết ngày 20.8 chúng tôi mới tổng hợp tất cả thông tin thay đổi nguyện vọng của TS trên địa bàn tỉnh”, bà Yến nói.
Ông Vũ Xuân Tịnh, Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Lào Cai, cho biết đến chiều 13.8 Bộ cấp cho 21 tài khoản để truy cập vào phần mềm xét tuyển. Trong đó, 20 tài khoản dành cho các trường THPT, tài khoản còn lại cho sở GD-ĐT. Ông Tịnh cũng chia sẻ: “Đây là việc phát sinh cho các sở nhưng nếu thực sự có lợi cho học sinh thì chúng tôi sẵn sàng khắc phục khó khăn để làm. Tuy nhiên, trên thực tế thì trước đó học sinh Lào Cai chủ yếu gửi xét tuyển qua bưu điện chứ không phải đến khu vực các trường ĐH đóng để thuê nhà trọ chầu chực như một số nơi phản ánh. Đến thời điểm này, chỉ có một số ít học sinh đến sở GD-ĐT đăng ký thay đổi nguyện vọng xét tuyển”.
Sở GD-ĐT Lai Châu, Hoà Bình… cũng thông tin đã yêu cầu các đơn vị, nhất là các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường xuyên mở phòng máy để học sinh cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển, bố trí cán bộ kỹ thuật để trợ giúp TS tra cứu và cập nhật thông tin.

 
 
Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả - ảnh 4
Chúng tôi sẵn sàng đến tận nơi rút hồ sơ. Điều tôi cần là các trường ĐH thông tin thông suốt, khoa học và có hệ thống từ điểm cao xuống thấp để TS biết mình đang ở vị trí nào và đưa ra quyết định đúng đắn nhất

Cho thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại Sở GD-ĐT: ‘Chữa cháy’ không hiệu quả - ảnh 5
 
Một phụ huynh ở tỉnh Bắc Giang

 
 Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết đã phân công cho 11 điểm gồm sở và các trường THPT lớn đảm nhiệm vai trò tiếp nhận và hướng dẫn TS điều chỉnh nguyện vọng. Theo ông Lê Ngọc Linh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, đến thời điểm này chỉ lác đác TS đến các điểm này để điều chỉnh nguyện vọng.
Theo thống kê từ Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp, đến hết ngày 14.8 cả tỉnh chỉ có 2 TS nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng. Cho đến cuối giờ sáng 14.8, tại Sở GD-ĐT Bình Định chỉ có 3 TS đến sửa đổi, Trường THPT Quốc Học có 2 TS tới hỏi, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có 1, Trường THPT Trưng Vương chưa có trường hợp nào.
Theo ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, trong ngày 14.8 chỉ có 6 trường hợp đến tại các trường THPT để xin chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển.
Một hiệu trưởng trường THPT ở Bình Định nhận định: “Đây như là một cách chữa cháy nhưng lại không hiệu quả vì hiện tại hầu hết các TS đã đến các trường ở thành phố lớn để chờ rút và nộp hồ sơ”.
Lo lắng dồn dập

 
 
“Phần mềm hỗ trợ xét tuyển đúng là chậm”

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa qua, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận: “Phần mềm hỗ trợ xét tuyển do Bộ chịu trách nhiệm xây dựng đến ngày 11.8 mới xong. Tiến độ này đúng là chậm nhưng cũng đã nhanh nhất có thể”. Cũng theo ông Luận, trước khi có văn bản gửi về các sở GD-ĐT yêu cầu các trường triển khai thực hiện việc tiếp nhận TS đến thay đổi nguyện vọng xét tuyển, rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường kia, Bộ đã trao đổi kỹ với các sở của “3 Tây” (Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ) về tính khả thi của chủ trương này. Trên cơ sở đồng tình của các sở, Bộ mới đưa ra quyết định như vậy, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TS.
Tuệ Nguyễn

 
Ông Huỳnh Ngọc Phúc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Quảng Nam, cho hay Sở đã có văn bản hướng dẫn cho các đơn vị và các trường THPT thực hiện. Mặc dù vừa bắt đầu triển khai nhưng ông Phúc tỏ ra lo ngại khi cho rằng nếu xảy ra sai sót thông tin trong quá trình nhập dữ liệu thay đổi nguyện vọng các TS thì ai sẽ chịu trách nhiệm chính. “Nhập dữ liệu mà sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của TS. Trong trường hợp đó, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, là sở hay các trường THPT trực tiếp tiếp nhận việc đăng ký?”, ông Phúc lo âu.
“Trước ngày 20.8, sẽ có TS thay đổi nhiều lần nguyện vọng vào các trường sau khi cập nhật tình hình. Khi đó, hệ thống dữ liệu rất khó đảm bảo sẽ hoạt động tốt”, ông Phúc nói thêm. Bên cạnh đó, ông Phúc còn lo ngại sẽ có sự lúng túng khi TS rút hồ sơ bị thất lạc hay bị mất giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ (hoặc phiếu báo phát chuyển hồ sơ đăng ký xét tuyển của bưu điện). Lúc đó, việc thay đổi nguyện vọng sẽ được xử lý ra sao?
Đại diện một sở GD-ĐT cho biết Bộ quy định đến 20.8 các sở phải gửi toàn bộ hồ sơ gốc của TS tới Bộ. Tuy nhiên, điều này chỉ làm được với TS điều chỉnh nguyện vọng một lần. Vậy với TS rút ra nộp vào nhiều lần ngay tại sở thì hồ sơ gốc để lưu giữ ở đâu? Cũng theo người này, vấn đề đáng lo ngại nhất là dữ liệu TS được chuyển tới các trường thế nào. Các sở chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ TS cập nhật thông tin vào phần mềm của Bộ, còn việc các trường liên quan trích xuất và cập nhật dữ liệu vào phần mềm xét tuyển của trường mình ra sao sở không nắm bắt được. “Vì vậy, khi nhiều phụ huynh đến hỏi thông tin, chúng tôi đều khuyên nên theo dõi kỹ thông tin từ các trường để yên tâm”, người này nói.
Trong khi đó, tâm lý chung của nhiều phụ huynh và TS thì việc “ngồi một chỗ” để rút hồ sơ không phải là điều họ đặt lên hàng đầu ở thời điểm này. Một phụ huynh có con vừa tốt nghiệp THPT Ngô Sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang, khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng đến tận nơi rút hồ sơ. Điều tôi cần là các trường ĐH thông tin thông suốt, khoa học và có hệ thống từ điểm cao xuống thấp để TS biết mình đang ở vị trí nào và đưa ra quyết định đúng đắn nhất”.
 

Có nơi chỉ 1/5 hồ sơ thay đổi thành công

Đại diện Phòng Giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Điện Biên cho biết có 5 hồ sơ đăng ký thay đổi nguyện vọng xét tuyển từ chiều 13.8, tuy nhiên mới có 1 hồ sơ trên hệ thống báo đã thay đổi nguyện vọng xét tuyển thành công, còn lại vẫn bị treo mà chưa báo rút hồ sơ từ trường này sang trường kia theo nguyện vọng của TS. Điều này khiến TS rất lo lắng và thậm chí hồ nghi về tính khả thi của việc thay đổi nguyện vọng xét tuyển tại chỗ.
Vị đại diện này chia sẻ: “Điều chúng tôi lo nhất là phần mềm tuyển sinh không thông suốt, sự phối hợp giữa các sở GD-ĐT với các trường ĐH, CĐ; giữa các trường với nhau không nhịp nhàng, thống nhất, chứ không phải là phát sinh việc cho sở”.
Đại diện một sở GD-ĐT phân vân: “Bộ đã không lường hết những phát sinh của sự việc này. Văn bản hướng dẫn không rõ ràng nên khi thực hiện sở bị vướng. Thực tế có những TS có nhu cầu thay đổi các nguyện vọng trong cùng một trường chứ không phải rút từ trường này để nộp vào trường kia nhưng phần mềm không cho phép. Chúng tôi đã liên hệ bộ phận kỹ thuật về việc này và được trả lời phần mềm không hỗ trợ được. Vì vậy, các TS này chỉ có cách tới tận trường đó để điều chỉnh”.
Tuệ Nguyễn – Hà Ánh

Thanh Niên