15/01/2025

Vẫn có thí sinh bị điểm liệt môn sử

Theo nhiều giáo viên chấm thi, dù đề thi lịch sử năm nay giúp thí sinh dễ có điểm nhưng vẫn có nhiều người bị điểm liệt vì hầu như không chịu học.

 

Vẫn có thí sinh bị điểm liệt môn sử

 

 

Theo nhiều giáo viên chấm thi, dù đề thi lịch sử năm nay giúp thí sinh dễ có điểm nhưng vẫn có nhiều người bị điểm liệt vì hầu như không chịu học.

 

Giáo viên chấm thi môn sử tại Trường ĐH Sài Gòn ngày 13.7 - Ảnh: Đào Ngọc ThạchGiáo viên chấm thi môn sử tại Trường ĐH Sài Gòn ngày 13.7 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Để giấy trắng hoặc chỉ chép lại đề
Theo nhiều giáo viên dạy sử ở Hà Nội, đề thi năm nay rất “tạo điều kiện” cho thí sinh (TS). “Đề này mà các em không được 4 – 5 điểm thì quả là tôi cũng không biết suốt cả năm qua các em học được cái gì ở môn sử”, một giáo viên Trường THPT Việt – Đức nhận xét.
 
 
Vẫn có thí sinh bị điểm liệt môn sử - ảnh 2

Trong số những bài tôi chấm, có bài bị điểm 0 chỉ vì TS không viết được một dòng nào. Thậm chí, với đề thi năm nay, ở câu II, chỉ cần chép lại đề bài thôi thì giám khảo cũng đã có thể cho các em điểm vì các ý cần trả lời nằm sẵn ngay trong dữ liệu được cho ở đề bài

Vẫn có thí sinh bị điểm liệt môn sử - ảnh 3
 

Một giám khảo của cụm thi do 
Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì

 

Kết quả chấm thi theo phản ánh của các giám khảo cụm thi do Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì cho thấy, mức điểm phổ biến mà các bài thi đạt được cũng từ 4 đến 6. Tuy nhiên, vẫn có hơn chục bài mắc điểm liệt (từ 1 trở xuống). Thậm chí, hiện tượng TS mắc điểm liệt môn sử cũng có trong các cụm thi do ĐH chủ trì.

“Rất nhiều bài, giáo viên chấm khá vất vả vì phải đọc kỹ từng câu để còn “gạn” điểm giúp các em. Không thiếu gì bài câu hỏi một đằng trả lời một nẻo. Chẳng hạn ở câu II, người ra đề không yêu cầu các em phải học thuộc mà cho sẵn dữ liệu để TS rút ra nhận xét nhưng nhiều em cũng không làm được. Một số em viết mấy câu trả lời quấy quá lăng nhăng, thậm chí để giấy trắng”, một giám khảo ở cụm do Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì nhận xét.
Cũng ở cụm thi này, một giám khảo than thở: “Trong số những bài tôi chấm, có bài bị điểm 0 chỉ vì TS không viết được một dòng nào. Thậm chí, với đề thi năm nay, ở câu II, chỉ cần chép lại đề bài thôi thì giám khảo cũng đã có thể cho các em điểm vì các ý cần trả lời nằm sẵn ngay trong dữ liệu được cho ở đề bài”.
Ở cụm thi do Học viện Nông nghiệp VN chủ trì, có giám khảo cho biết đã “gạn” để cho một TS 0,75 điểm ở câu II: “Bài đó TS không làm gì hết mà chép lại nguyên si đề bài. Đến câu II, tôi đã phải suy tính một lúc để xem có thể cho em ấy 1,25 điểm để “cứu” em khỏi điểm liệt không nhưng không thể. Giả sử em ấy cứ chép lại đề như thế nhưng “sót” câu “Dựa vào bảng dữ liệu sau” thì ít ra bài làm còn có ý. Một bài khác thì TS không viết gì cả mà để giấy trắng nên buộc lòng tôi phải cho điểm 0”.
Học theo kiểu hóng hớt
Dù chấm thi ở cụm thi ĐH hay sở GD-ĐT chủ trì, các giám khảo đều cho biết họ phải đánh vật với nhiều bài viết tràng giang đại hải nhưng chẳng được ý nào. “Có vẻ như các em không học chút nào, bởi bài thi viết lăng nhăng, viết tràn lan nhưng chẳng có ý nào khớp với đáp án hoặc trả lời được câu hỏi”, một giám khảo ở cụm thi Học viện Nông nghiệp VN cho biết.
Với những bài kiểu này, lỗi phổ biến là câu hỏi một đằng, câu trả lời một nẻo. Ví dụ đề hỏi tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm sau chiến tranh đến năm 1973 thì TS lại “tán” về văn hóa Nhật Bản với những nét đặc sắc như trang phục kimono, trà đạo… Đã vậy, kiến thức của TS về lịch sử Nhật Bản lại được thu nhận qua kênh “hóng hớt” nên trong bài viết xuất hiện những chi tiết gây buồn cười, kiểu như “Nhật – Pháp đánh nhau, Việt Minh vớ bở”. Một giám khảo khẳng định: “Tôi tin chắc rằng không một giáo viên lịch sử nào dạy các em như thế. Chẳng qua đó là những câu chuyện tiếu lâm ngoài đời, các em tình cờ nghe được rồi cứ thế đưa thẳng vào bài thi”.
Vận dụng “tích hợp” khiên cưỡng
Một TS ở mức độ khá hơn lại thực hành yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn một cách máy móc, khiên cưỡng. Chẳng hạn ở câu III, khi trả lời yêu cầu trình bày suy nghĩ về câu khẳng định “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập” trong bản Tuyên ngôn độc lập, có TS dẫn rất nhiều thơ văn, nhưng diễn đạt thiếu logic. Có TS hết dẫn câu thơ “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin” của Chế Lan Viên rồi lại dẫn câu nói của Bác Hồ “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” rồi say sưa bình luận. “Những câu thơ, văn này nếu đưa vào đúng thời điểm đúng sự kiện sẽ làm cho bài viết hay hơn, nhưng cứ trích dẫn bừa bãi kèm theo câu trả lời không có thông tin về kiến thức lịch sử thì bài làm trở nên không có giá trị”, một giám khảo cũng ở cụm thi Học viện Nông nghiệp VN chia sẻ.
Nói về bài làm môn sử của TS, cô Nguyễn Thị Lệ Hường (Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội), nhận xét: “ Qua việc chấm thi, tôi nhận thấy có nhiều học sinh không thích học sử. Ngay cả những em tỏ ra có kiến thức thì kỹ năng viết cũng rất kém. Các em không biết viết thế nào cho đúng yêu cầu của đề. Năng lực phân tích đề kém”.
Đề thi, chủ yếu đòi hỏi thí sinh phải tư duy

Đề thi, đáp án môn lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay được dư luận hoan nghênh vì những kiến thức yêu cầu TS trả lời đều là kiến thức cơ bản, đề thi không yêu cầu TS nhớ nhiều như trước.
Chỉ có câu I (trong tổng số 4 câu) có thể giải quyết bằng cách “thuộc bài”. Ba câu còn lại với các dạng khác nhau đòi hỏi TS ít nhiều phải độc lập suy nghĩ để trả lời.
Trong đó câu II thực chất là một bài tập. Câu này cho TS biết một bảng gồm nhiều sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (từ 1919 đến 1930) để qua đó yêu cầu các em nêu những công lao của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng VN trong thời gian nói trên; đồng thời xác định “những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng VN với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”. Với 2 yêu cầu trên, TS có thể trả lời dễ dàng nếu trong quá trình học các em biết các sự kiện ấy đã diễn ra như thế nào, hiểu chúng có ý nghĩa gì cũng như đánh giá được vai trò của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện ấy.
Câu III kiểm tra khả năng lập luận của TS khi yêu cầu trình bày suy nghĩ về câu tuyên bố khẳng định “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập”; đồng thời chứng minh quyết tâm giữ vững độc lập, tự do của nhân dân ta qua các bằng chứng lịch sử. Ở đây TS vừa biết, vừa hiểu mới trả lời tốt.
Ý 1 của câu IV kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện của TS khi yêu cầu các em dùng bằng chứng lịch sử để nhận xét (thực chất là bác bỏ) một ý kiến xuyên tạc sự thật. Ý 2 của câu này muốn “đo” hiểu hiết của TS trong việc vận dụng một bài học lịch sử của quá khứ vào cuộc sống hiện tại, gắn với những hành động cụ thể của thế hệ thanh niên hiện nay.
Bước đầu đã có sự kết nối quá khứ với hiện tại; gắn kiến thức nhà trường với thực tế cuộc sống. Với việc giảm thiểu yêu cầu nhớ, đòi hỏi TS phải độc lập suy nghĩ nhiều hơn, dù vẫn còn có chỗ cần được trao đổi, đề thi này đã thể hiện tương đối rõ sự đổi mới về kiểm tra đánh giá.
Tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ
(Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Quý Hiên