09/01/2025

Phiilippines sẽ thắng Trung Quốc trong phiên xử tranh chấp Biển Đông?

Philippines kỳ vọng Toà trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết bênh vực mình trong phiên tranh tụng vào tuần tới đối với đơn kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốcnuốt gần hết Biển Đông.

 

Phiilippines sẽ thắng Trung Quốc trong phiên xử tranh chấp Biển Đông?

 

 

Philippines kỳ vọng Toà trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết bênh vực mình trong phiên tranh tụng vào tuần tới đối với đơn kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốcnuốt gần hết Biển Đông.

 

 

Phiilippines sẽ thắng Trung Quốc trong phiên xử tranh chấp Biển Đông? - ảnh 1

Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati (Philippines) hôm 19.6 – Ảnh: AFP

Philppines sẽ trình bày quan điểm, bằng chứng của nước này chống lại yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong phiên tranh tụng sắp tới (diễn ra từ ngày 7 – 13.7) trước Tòa trọng tài thường trực (PCA), theo AFP.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho vụ kiện. Chúng tôi tin rằng mình có cơ sở pháp lý vững chắc”, phát ngôn viên chính phủ Philippines, bà Abigail Valte cho hay vào ngày 4.7. “Chúng tôi tin rằng tòa trọng tài thường trực sẽ xem xét vụ kiện, thiên về phía chúng tôi. Chúng tôi tự tin vào vị thế của Philippines trong vụ kiện này”, bà Valte nói thêm.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario sẽ dẫn đầu phái đoàn chính phủ Philppines ở The Hague và được các luật sư Mỹ hỗ trợ pháp lý.
Chính phủ các nước châu Á và Mỹ đang theo dõi sát sao vụ kiện của Philippines giữa lúc Trung Quốc tăng cường xây dựng đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc cũng đã chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ tay Philippines vào năm 2012, theo Reuters.
Về phần mình, Trung Quốc luôn từ chối tham gia phiên phân xử. Hôm 2.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh cho biết phiên phân xử “đơn phương” là “một hành vi gây hấn chính trị đội lốt luật pháp để bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Dù luôn khẳng định không tham gia phiên phân xử, nhưng Trung Quốc vẫn ngầm vận động hành lang và liên lạc với toà trọng tài thường trực thông qua đại sứ của nước này tại The Hague, theo Reuters.
Các học giả pháp lý nhận định nếu Trung Quốc từ chối tham gia các phiên phân xử, Manila khó mà có được phán quyết cuối cùng từ Toà án công lý quốc tế (ICJ), bởi vì toà án này bắt buộc phải có hai bên chấp nhận. Đó là lý do Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực để xử lý đơn kiện theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
UNCLOS cho phép tiến hành phiên phân xử thậm chí khi có bên nào phản đối hay từ chối tham gia. Luật Biển không có điều khoản về chủ quyền, nhưng có điều khoản cho phép các quốc gia tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh thổ quanh những đảo, rạn san hô hay bãi đá.
Tuy nhiên, Trung Quốc hồi tháng 12.2014 ra văn bản cho rằng “bản chất” của vụ kiện là về chủ quyền, vượt quá mức quyền hạn của Toà trọng tài thường trực (tức phải do Toà án công lý quốc tế xử lý).
Ông Zha Daojiong, chuyên gia khoa học chính trị, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết ông tin rằng chiến lược của Bắc Kinh là sẽ không tham gia bất kỳ phiên phân xử nào và sau đó bác bỏ bất kỳ phán quyết nào được đưa ra.
“Không có sự tham gia của Trung Quốc, bất kỳ phán quyết nào cũng chỉ là ý kiến” , ông Zha cho biết.

Phúc Duy