10/01/2025

Tuyển sinh ĐH sẽ theo hướng cạnh tranh cao

Kỳ thi THPT quốc gia kết thúc nhưng cách ra đề thi với mục tiêu kép cũng như việc xử lý tình huống phát sinh trong kỳ thi này vẫn là những băn khoăn được đặt ra với Bộ GD-ĐT.

 

Tuyển sinh ĐH sẽ theo hướng cạnh tranh cao

 

 

Kỳ thi THPT quốc gia kết thúc nhưng cách ra đề thi với mục tiêu kép cũng như việc xử lý tình huống phát sinh trong kỳ thi này vẫn là những băn khoăn được đặt ra với Bộ GD-ĐT.


 

Tuyển sinh ĐH sẽ theo hướng cạnh tranh cao

Thí sinh dự thi tại TP.HCM phấn khởi sau kết thúc môn thi cuối cùng ngày hôm qua – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cuối chiều qua 4.7, Bộ đã tổ chức họp báo về kỳ thi vừa diễn ra từ ngày 1 – 4.7 vừa qua.
Cạnh tranh cao, thí sinh gian lận nhiều !
 
 
Chưa nói được có thi theo cách của ĐH Quốc gia hay không

Phóng viên Thanh Niên đặt vấn đề qua 4 ngày thi, TS cũng như xã hội vẫn chịu một áp lực thi cử lớn, chủ yếu là do tính chất dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Theo Bộ, có nên tiến tới đổi mới kỳ thi theo hướng giao việc thi cho các trung tâm khảo thí độc lập và sẽ làm thường xuyên quanh năm như cách ĐH Quốc gia Hà Nội định làm? Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng: “Về lâu dài chưa trả lời được. Nhưng đó là cách mà thế giới đang làm. Mình có thay đổi đến được như thế hay không thì chưa nói được”.
 

Qua 4 ngày thi, ghi nhận cho thấy số thí sinh (TS) vi phạm bị phát hiện và xử lý chủ yếu là ở cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Trước thực tế này, nhiều báo đặt vấn đề Bộ có thống kê và so sánh tỷ lệ TS vi phạm ở hai loại cụm thi hay không và có coi đó là dấu hiệu bất thường về kỷ luật phòng thi? Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho rằng: Dù cụm thi do các địa phương chủ trì thì Bộ vẫn điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH đến giám sát. Hai cụm thi khác nhau nhưng có cùng một quy chế thi, cùng một quy trình về tổ chức thi và thanh tra giám sát nên không có bất cứ sự phân biệt nào về tính nghiêm túc giữa hai cụm thi này.

Chính vì vậy, theo ông Trinh, trong quá trình thống kê và xử lý dữ liệu các cụm thi gửi về, Bộ không phân biệt TS vi phạm giữa 2 loại cụm thi. “Tuy nhiên, nếu TS vi phạm quy chế thi ở cụm thi do trường ĐH chủ trì cao hơn thì cũng là một thực tế, vì tính chất cạnh tranh và áp lực của cụm thi này sẽ cao hơn so với cụm thi ở địa phương, nơi mà TS dự thi với mục đích chủ yếu chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Vì tính cạnh tranh ấy nên việc TS tìm cách để gian lận trong thi cử nhiều hơn”, ông Trinh nói.
Trong báo cáo của Bộ, sau khi kết thúc kỳ thi, Bộ đánh giá về sự an toàn, nghiêm túc được nhắc đến như một thành công của kỳ thi này. Tuy nhiên, báo chí đã chỉ ra hàng loạt biểu hiện vi phạm ở các hội đồng thi để bày tỏ sự nghi ngờ về đánh giá của Bộ. Ông Mai Văn Trinh cho biết tất cả những hiện tượng báo chí nêu, Bộ cũng đã tìm hiểu và yêu cầu các địa phương báo cáo bằng văn bản. Đến thời điểm này có thể khẳng định những biểu hiện đó mới chỉ diễn ra ở ngoài hội đồng thi.
“Quên” lịch thi, chỉ cho phép thi môn khác để xét tốt nghiệp
Việc một số trường hợp TS “quên” đến dự thi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT phát biểu rằng đồng ý cho phép TS đó được thi môn khác nhưng giao quyền quyết định đó cho cụm thi, cũng được đặt ra tại cuộc họp báo. Vấn đề liệu việc cho phép của Bộ có trái với quy chế thi hay không khi mà TS không được phép đổi môn thi sau khi đã đăng ký dự thi?
Ông Mai Văn Trinh cho rằng số TS quên môn thi không nhiều, chỉ một vài trường hợp do điều kiện hoàn cảnh cụ thể. “Chúng tôi động viên các cụm thi cho phép các cháu đăng ký thi môn khác để xét tốt nghiệp. Điều này thể hiện tính nhân văn và cũng không phạm vào quy chế thi”, ông Trinh khẳng định.
Xung quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định lại: “Về hiện tượng một số TS nhầm buổi thi, sau khi xem xét, Bộ đồng ý về mặt chủ trương và khuyến khích các hội đồng thi cho phép TS dự thi buổi thi sau với điều kiện để xét tốt nghiệp chứ không phải để tuyển sinh ĐH, CĐ. Tuy nhiên, Bộ không bắt buộc các hội đồng thi phải làm việc đó”.
 
 
Ngày 10.7 chấm xong trắc nghiệm
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, cho biết sẽ tiến hành công tác chấm thi bắt đầu từ ngày 4.7. Dự kiến ngày 10.7 cụm thi ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chấm xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm. Riêng môn văn số bài thi lên đến 22.000, cụm này huy động 150 cán bộ chấm trong 15 ngày. Dự kiến ngày 20.7 cụm thi này sẽ hoàn tất việc chấm thi.
Cụm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã làm xong phách bài thi môn toán vào chiều 4.7. Hôm nay thì tiếp tục làm phách bài thi văn. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường này cho biết sẽ hoàn tất chấm thi trong khoảng 15 – 20.7.
    HÀ ÁNH
 

Có hiện tượng một số điểm thi chỉ có 1 TS dự thi gây tốn kém, vất vả cho cả một hội đồng thi. Về việc này, ông Trinh lý giải: “Do việc cho phép TS tự chọn, đâu là năng lực, sở trường của TS thì chúng ta tôn trọng sự tự chọn của TS. Dành tất cả những thuận lợi cho TS, thầy cô vất vả, tốn kém hơn một chút còn hơn là bắt TS phải di chuyển địa điểm thi”.

Các trường ĐH sẽ khó tuyển sinh ?
Báo chí phản ánh với Bộ nhận định của dư luận về đề thi năm nay rằng một số đề vẫn chưa đảm bảo được tính phân hóa theo 2 mục đích. Đề có vẻ hơi khó nếu xét theo mục đích tốt nghiệp THPT và dễ nếu mục đích tuyển sinh ĐH, CĐ. Điều này sẽ gây khó cho các trường ĐH lớn, nếu TS đạt điểm cao sẽ đổ xô vào các trường ĐH này, lúc đó các trường ĐH sẽ rối trong xét tuyển mà chưa chắc đã tuyển được TS giỏi thực sự.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng đánh giá về đề thi khi chưa có kết quả chấm thi thì chắc chắn sẽ mỗi người một ý kiến, chuyên gia sẽ đánh giá khác so với giáo viên phổ thông, giáo viên trường chuyên cũng sẽ đánh giá khác với giáo viên trường thường… Do vậy, kết quả cuối cùng sẽ được đánh giá bằng phổ điểm của kỳ thi này.
Cũng theo ông Trinh, công tác tuyển sinh năm nay sẽ vận hành theo hướng cạnh tranh rất cao, bằng chính thương hiệu của các nhà trường TS sẽ căn cứ vào kết quả, nhu cầu của mình để nộp hồ sơ vào các trường ĐH. TS được phép đăng ký tối đa 4 nguyện vọng và khi có kết quả rồi mới đăng ký vào trường ĐH mà mình cho là phù hợp. 30 ngày/lần các trường sẽ công bố số lượng hồ sơ, mức điểm mà TS dự tuyển vào trường. Căn cứ trên cơ sở đó TS sẽ có cân nhắc có rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay không.
Xung quanh việc chấm thi, ông Mai Văn Trinh khẳng định, sẽ đảm bảo tiến độ và chất lượng vì không phải thi xong Bộ mới tính đến việc này.

Tuệ Nguyễn – Quý Hiên