10/01/2025

Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Giới lãnh đạo và chuyên gia Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang thách thức tự do lưu thông ở Biển Đông và sắp triển khai vũ khí tới các đảo khu vực.

 

Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

 

 

Giới lãnh đạo và chuyên gia Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang thách thức tự do lưu thông ở Biển Đông và sắp triển khai vũ khí tới các đảo khu vực.

 

Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc về Biển ĐôngHình ảnh do hải quân Mỹ cung cấp ngày 21.5 cho thấy Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp tại Đá Vành Khăn -  Ảnh: US Navy/Reuters
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông tại lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân ở bang Maryland ngày 22.5 (giờ địa phương), với sự hiện diện của hơn 1.000 tân sĩ quan. “Trong những vùng tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ không thiên vị tuyên bố chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào, nhưng chúng ta ủng hộ giải pháp hoà bình, công bằng cho các tranh chấp và quyền tự do lưu thông, nhưng hiện nay những nguyên tắc này đang bị thách thức bởi các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông”, AP dẫn lời ông Biden cảnh báo.
 
 
Trung Quốc bị tố phá sóng UAV Mỹ ở Trường Sa
Ngày 22.5, trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ Trung Quốc đã cố phá sóng để máy bay không người lái (UAV) của Mỹ không thể tuần thám ở Biển Đông.
Cụ thể, máy bay Global Hawk đã bị quấy phá ít nhất một lần gần quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Rebekah Clark từ chối bình luận thông tin trên nhưng tiết lộ Global Hawk được bố trí ở đảo Guam để hỗ trợ hoạt động do thám, thu thập thông tin tình báo trên Thái Bình Dương.
Hồi tuần rồi, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cho biết việc triển khai Global Hawk ở châu Á nằm trong chiến lược tăng cường lực lượng gần Biển Đông.
Chuyên gia Rick Fisher tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nhận định Trung Quốc có thể gia tăng áp lực để Mỹ ngưng tiến hành các chuyến bay tuần thám ở châu Á bằng cách tấn công UAV.
 

Ông Biden nhấn mạnh Biển Đông quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ và cảnh báo vùng biển này vẫn đang là khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột. “Căng thẳng dâng cao… nhưng các bạn sẽ đến đó để giữ hòa bình”, ông Biden phát biểu trước các tân sĩ quan.

Phó tổng thống Mỹ nói rằng nhiều người trong số sĩ quan mới sẽ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương để hỗ trợ kiềm chế những thách thức đang nổi lên trước khi chúng biến thành xung đột. Ông nhấn mạnh: “Chính sách ngoại giao của Mỹ đang tái cân bằng, hướng tới tiềm năng to lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng chúng ta sẽ không thành công nếu các bạn không xuất hiện ở đó. Đó là lý do 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ đóng ở châu Á – Thái Bình Dương trước năm 2020”.
Ông Biden đưa phát biểu trên chỉ vài giờ đồng hồ sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích việc máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ tuần thám trên khu vực quần đảo Trường Sa ngày 20.5 “gây đe doạ cho các thực thể trên biển của Trung Quốc”, theo Tân Hoa xã. Ông Hồng còn tuyên bố “binh sĩ Trung Quốc hành động theo luật và đã yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi”.
Trước đó, Đài CNN đưa tin máy bay P-8A bị hải quân Trung Quốc phát cảnh báo yêu cầu rời khỏi khu vực tới 8 lần, khi đang bay tuần thám tại Trường Sa.
Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự trên những phần đất mà nước này bồi đắp phi pháp tại một số bãi đá thuộc Trường Sa nhằm phục vụ mưu đồ kiểm soát quân sự gần trọn Biển Đông, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ). Hồi tuần rồi, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cho hay Lầu Năm Góc dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn thành một đường băng ở Đá Chữ Thập vào năm 2017 hoặc 2018.
Mới đây, nhà phân tích về quân sự Trung Quốc Rick Fisher tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cảnh báo: “Mùa thu sắp tới, quân đội Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai vũ khí đến các đảo này, trước tiên là ra đa cùng các tên lửa phòng không, chống hạm rồi tới chiến đấu cơ J-11B”.
Ông Fisher khẳng định một khi hoàn tất các cơ sở quân sự ở Trường Sa, Bắc Kinh sẽ dùng chúng để ngăn chặn lực lượng Mỹ vào khu vực. Từ đó, ông đề xuất: “Mỹ nên hợp tác với Philippines, sẵn sàng cung cấp cho nước này nhiều đội chiến đấu cơ đa nhiệm và hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể phá huỷ các đảo của Trung Quốc nếu nước này tấn công Philippines”. Chuyên gia Fisher nhấn mạnh chỉ khi nào các lực lượng Mỹ và Philippines có khả năng tiêu diệt các căn cứ mới của Trung Quốc thì mới có cơ may khiến Bắc Kinh xem xét lại hành động bành trướng của họ ở Biển Đông.

Văn Khoa