28/11/2024

Khí tài, lực lượng Nhật có thể đến Philippines

Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm tới loại máy bay săn ngầm, trinh sát P-3C mà Nhật Bản triển khai tập trận chung với nước này ở Biển Đông.

 

Khí tài, lực lượng Nhật có thể đến Philippines

 

 

Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm tới loại máy bay săn ngầm, trinh sát P-3C mà Nhật Bản triển khai tập trận chung với nước này ở Biển Đông.


 

Khí tài, lực lượng Nhật có thể đến PhilippinesMáy bay P-3C của Nhật trong cuộc tập trận chung với Philippines – Ảnh: Reuters
Tờ The Manila Times ngày 26.6 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, Peter Paul Galvez nói rõ: “Chúng tôi muốn sở hữu P-3C và đang tìm hiểu về tình trạng sử dụng của chúng. Nếu loại máy bay này dư thừa ở Nhật thì chúng tôi có thể mua một chiếc với giá rất thấp hoặc ở mức hợp lý”.
Phát biểu trên được đưa ra sau khi chiếc P-3C của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật (MSDF) kết thúc cuộc tập trận chung với máy bay hải quân Philippines kéo dài 3 ngày ở Biển Đông. P-3C do Mỹ thiết kế và được đánh giá là một trong những máy bay trinh sát, săn ngầm lợi hại nhất thế giới. Tuy nhiên, do tuổi đời của loại máy bay này đã cao nên MSDF đang thay thế dần 80 chiếc P-3C bằng phi cơ sản xuất nội địa P-1. Ngoài P-3C, ông Galvez cho biết thêm Bộ Quốc phòng Philippines cũng muốn mua một số trực thăng Nhật.
Bên cạnh đó, Thư ký Văn phòng điều hành liên lạc Tổng thống Philippines, Herminio Coloma Jr. cho hay Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này đang thảo luận với phía Nhật về khả năng ký kết Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA), theo tờ The Standard. Nếu được ký, VFA sẽ mở đường cho Lực lượng phòng vệ Nhật sử dụng căn cứ quân sự ở Philippines trên cơ sở trú đóng luân phiên tương tự như Mỹ hiện nay.
Cùng ngày, giới chức Philippines loan báo Trung Quốc tăng tốc bồi đắp phi pháp tại ít nhất 2 bãi đá Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, theo AP. Tuần trước, Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ sớm hoàn tất hành vi này tại một số bãi đá thuộc Trường Sa để chuyển sang xây dựng cơ sở nhằm đáp ứng “yêu cầu quân sự cần thiết” lẫn dân sự. Đồng thời, truyền thông Trung Quốc liên tục đăng tải hình ảnh cho thấy tàu chiến, máy bay quân sự nước này xuất hiện tại vùng biển gần Trường Sa, tiếp tục gây thêm lo ngại về mưu đồ quân sự hoá các khu vực Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 ở tây bắc Hoàng Sa
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 25.6 thông báo giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hoạt động tại vị trí cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 hải lý về phía nam và nằm phía tây – tây bắc quần đảo Hoàng Sa của VN. Phía Trung Quốc còn thông báo “vì lý do an toàn”, tàu bè bị cấm vào khu vực có bán kính 2.000 m từ vị trí nói trên.
Hải Dương-981 là giàn khoan đã cắm phi pháp trong vùng biển VN từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7.2014, gây phản ứng mạnh mẽ của thế giới.
Về vị trí hoạt động mới của giàn khoan, đại diện Cảnh sát biển VN sáng 26.6 cho hay giàn khoan “đang hoạt động ổn định ở các vùng biển, chưa có vấn đề gì. Nếu có gì liên quan đến chủ quyền, chúng tôi sẽ có thông báo”. Cục phó Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Hà Lê cũng cho hay cục này đang phối hợp với Cảnh sát biển theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình.  
 Phan Hậu – Đan Hạ

Văn Khoa