Thi THPT quốc gia môn sinh: coi chừng bẫy trong đề
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm và cũng là giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12, tôi có vài lời khuyên gửi đến các em học sinh trước kỳ thi THPT quan trọng này.
Thi THPT quốc gia môn sinh: coi chừng bẫy trong đề
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm và cũng là giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12, tôi có vài lời khuyên gửi đến các em học sinh trước kỳ thi THPT quan trọng này.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Khuyến trong giờ ôn thi môn sinh học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 – Ảnh: Như Hùng |
Khi bước vào làm bài thi: các em hãy đọc thật kỹ yêu cầu đề bài, phân bổ thời gian hợp lý cho bài làm. Nếu không nghĩ ra câu trả lời, các em hãy tạm để đó và chuyển sang câu hỏi khác.
Với đề thi THPT quốc gia môn sinh học: là đề trắc nghiệm gồm 50 câu/90 phút.
Về phần lý thuyết
Nhìn chung, những năm gần đây đề thi cho rất sát với chương trình, không đánh đố học sinh. Nhưng điều này không có nghĩa là các em chỉ cần học thuộc lòng sẽ làm bài được. Các em phải hiểu bài. Thời gian còn lại của tuần lễ trước khi thi này, các em có thể làm những việc sau:
Hệ thống lại kiến thức bằng cách nắm những ý chính trong một bài, các bài của một chương, các chương trong chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 12, nắm vững các ví dụ minh chứng trong sách giáo khoa.
Khi làm bài: câu dễ, quen làm trước; câu khó, chưa vững hoặc dạng câu chưa gặp làm sau; câu nào đang phân vân thì dùng phương pháp loại trừ, sau đó cân nhắc các phương án còn lại. Như vậy lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
Về phần bài tập
Chủ yếu là phần sinh học phân tử, sinh học tế bào, quy luật di truyền, di truyền quần thể. Trong đó, bài tập tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác là phần khó nhất trong đề thi mấy năm gần đây.
Thường thông tin trong đề rất dài, các em phải đọc nhanh và phải chọn lọc dữ kiện; tính toán nhanh, chính xác. Thí sinh không cần làm tất cả các bước như một bài tự luận, mà cần thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. Cách cuối cùng là dựa vào đáp án đã cho, thay bằng dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
Lưu ý chung 1. Cần đọc kỹ đề để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”… Có rất nhiều “bẫy” trong đề thi, nhất là phần lý thuyết. Nếu các em không đọc kỹ sẽ dính “bẫy”. 2. Cuối cùng, các em học sinh nên luyện tập một số đề thi thử theo thời gian quy định, để làm quen với đề và với áp lực thời gian. |