11/01/2025

Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó

Hải quan bị tố áp mức thuế sai, không cho tạm thông quan hàng; ngành thuế thì không trả lời khiếu nại… khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi.

 

Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó

 

 

Hải quan bị tố áp mức thuế sai, không cho tạm thông quan hàng; ngành thuế thì không trả lời khiếu nại… khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi.

 

Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty Gió Mới phản ánh bức xúc tại buổi đối thoại Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty Gió Mới phản ánh bức xúc tại buổi đối thoại – Ảnh: Nguyên Nga

Những bức xúc này được các doanh nghiệp (DN) nêu tại buổi đối thoại hôm qua, giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) TP.HCM với lãnh đạo Cục Thuế và Cục Hải quan TP.HCM. Buổi đối thoại do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM và Ban Quản lý KCX-KCN TP.HCM tổ chức.

Có quy định rồi sao không chịu áp dụng?

 
 
Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó - ảnh 2

Với Thông tư 38, DN hoàn toàn được phép giải toả hàng mang về kho của mình trong khi chờ hoàn tất các thủ tục. Tại sao Hải quan TP.HCM vẫn tiếp tục không cho chúng tôi tạm giải toả hàng nhập về kho

 

Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó - ảnh 3
 

Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty Gió Mới

 

Dẫn một số quy định tại Thông tư 128 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK)… và Thông tư 138 về thủ tục hải quan và thuế XK, NK, đại diện Công ty TNHH thuỷ sản Gió Mới bức xúc: “Theo quy định, hàng hoá đã xuất nhưng bị trả lại để sửa chữa, hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, chế biến, sử dụng ở nước ngoài thì thuế tái nhập hàng trả lại này là 0%. Tại sao hải quan luôn buộc DN chúng tôi phải tạm nộp thuế NK 30%. Có những đợt hàng trả lại, 30% thuế NK lên tới gần 1 tỉ đồng, DN khó xoay xở nổi. Dù sau đó chúng tôi được hoàn thuế nhưng quy định này khiến chúng tôi phải gồng một khoản chi phí lớn, quá vô lý”.

Công ty Gió Mới cũng kiến nghị Hải quan TP.HCM nghiêm túc thực hiện đúng quy định “cho tạm giải tỏa hàng về kho của DN trong khi chờ DN hoàn tất các thủ tục” theo quy định mới của Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 1.4.2015. Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty Gió Mới, cho biết: Công ty chuyên nhập hàng đông lạnh là thuỷ hải sản để làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu từ 15 năm nay. Trước khi có Thông tư 38, DN trong khi chờ được cấp các giấy chứng nhận bên cơ quan thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm buộc phải để lưu kho tại cơ quan hải quan và  trả phí lưu kho. “Với Thông tư 38, DN hoàn toàn được phép giải toả hàng mang về kho của mình trong khi chờ hoàn tất các thủ tục. Tại sao Hải quan TP.HCM vẫn tiếp tục không cho chúng tôi tạm giải toả hàng nhập về kho, trong khi thời gian chờ cấp các giấy tờ về an toàn thực phẩm từ 7 – 10 ngày, chúng tôi phải trả một chi phí lưu kho rất lớn mà không đúng quy định của pháp luật. Đã có quy định rồi, sao hải quan không chịu áp dụng mà gây khó cho DN làm gì vậy?”, ông Triều đặt câu hỏi.

Đại diện một công ty sản xuất nhôm cũng cho biết do máy móc bị hỏng, công ty phải tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa. Song khi tái nhập, Chi cục Hải quan Cát Lái buộc đóng 10% thuế GTGT mới cho thông quan. “Theo luật, hàng tạm xuất tái nhập không chịu phần thuế GTGT này. Hải quan Cát Lái dựa vào quy định nào để thu 10% thuế GTGT?”, đại diện DN này nói.

 
 
Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó - ảnh 4
DN nên có công văn xin giải toả lô hàng về công ty lưu giữ. Bởi có DN không muốn đưa hàng về kho của công ty.

Việc đưa hàng về kho hay để tại cảng là quyền của DN

Doanh nghiệp FDI tố hải quan, thuế làm khó - ảnh 5
 

Ông Đinh Ngọc ThắngPhó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM

 

Công ty TNHH thực phẩm Asuzac, nhà máy đặt tại KCX Tân Thuận, từng bị Cục Thuế TP.HCM thanh tra thuế 2 lần trong năm 2014, bị truy thu thuế TNDN, phạt hành vi kê khai sai và phạt chậm nộp lên gần 1,3 tỉ đồng trong 3 năm từ 2011 – 2013. Tại buổi đối thoại, đại diện Asuzac phản ánh DN không đồng ý với kết luận thanh tra của Cục Thuế TP.HCM, đã có văn bản giải trình và chứng minh các kết luận thanh tra là sai nhưng bị từ chối. Theo trình bày của Công ty Asuzac, DN chuyên sản xuất các sản phẩm sấy, khăn sấy khô… nhưng cơ quan thuế áp chung mức thuế của 500 DN về thực phẩm, được cơ quan thuế xem là “cùng ngành nghề”, áp đặt tỷ lệ tính thuế theo phương pháp giá vốn + lãi như các DN này là không đúng. Công ty đã gửi khiếu nại lên Cục Thuế xem xét từ tháng 4 vừa qua song đến nay chưa nhận hồi âm. Ngày 10.6 vừa qua, Asuzac đã bị cưỡng chế thuế, trích từ tài khoản của công ty tại ngân hàng gần 439 triệu đồng.

“Theo kết luận của Thanh tra Cục Thuế TP.HCM, tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế của công ty năm 2011 là 5,84%, năm 2012 do thu nhập tăng, chúng tôi đóng thuế hơn 7,5 tỉ đồng thì không có tỷ lệ ấn định này. Tuy nhiên, sang năm 2013, kinh doanh khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn tự khai với mức thu nhập chịu thuế trên 7,4 tỉ đồng, thanh tra thuế “ấn” tiếp tỷ lệ 7,95%. Đề nghị cơ quan thuế trả lời giúp DN những tỷ lệ ấn định nộp thuế này dựa trên tiêu chí nào?”, đại diện Asuzac bức xúc.

“Doanh nghiệp nên có công văn xin…”

 
 

Theo kết quả khảo sát về thực trạng thông quan hàng hoá và mức độ hài lòng của DN tại các KCX, KCN TP.HCM, chủ yếu DN FDI, do Hiệp hội Các DN KCN TP.HCM (HBA) thực hiện, có 89% DN cho rằng thủ tục hải quan hiện nay nhanh hơn trước, hơn 50% cho rằng thủ tục hải quan giao nhận nhanh hơn trước. Tuy nhiên, gần 70% DN cho biết còn bị nhân viên hải quan gây khó khi khai báo và giao nhận hàng.

 

 

Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, trả lời Công ty Gió Mới. “Sau khi có Thông tư 38, thẩm quyền về việc cho tạm giải tỏa hàng về kho của DN thuộc hải quan. Căn cứ vào quy trình làm thủ tục, tuân thủ luật của DN, cơ quan hải quan sẽ cho thông quan hàng hoá theo hình thức tạm giải toả trong khi chờ bổ sung đủ các thủ tục khác. Hải quan chỉ thông quan khi nhận được sự phối hợp của các công ty, đơn vị…”.

Tuy nhiên, phía Công ty Gió Mới cho rằng cách làm hiện tại của Hải quan TP.HCM khiến tinh thần “tháo gỡ” của Thông tư 38 dường như bị vô hiệu. “Bởi quy định là có phối hợp của các đơn vị khác hay không, hải quan vẫn phải để DN thông quan tạm đưa hàng về kho DN giữ, không lưu tại cảng tốn tiền lưu kho”, đại diện DN “bật lại”. Lúc này, ông Thắng đề nghị “DN nên có công văn xin giải toả lô hàng về công ty lưu giữ. Bởi có DN không muốn đưa hàng về kho của công ty. Việc đưa hàng về kho hay để tại cảng là quyền của DN”.

Việc thu 30% thuế hàng tạm nhập sửa chữa để tái xuất, cơ quan hải quan cho rằng DN sẽ được hoàn thuế. Tuy nhiên, phía đại diện DN khẳng định đó là động tác thừa, gây thiệt hại với DN. Về việc áp 10% thuế GTGT đối với hàng tạm xuất tái nhập của công ty sản xuất nhôm, Hải quan TP.HCM khẳng định Hải quan Cát Lái đã thu sai.

Về phản ánh của Công ty Asuzac, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cung cấp cho Asuzac công văn trả lời của Cục Thuế TP.HCM và khuyến nghị DN “nếu có khiếu nại lần 2, sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn giải quyết”.

Cách làm việc quan liêu khiến doanh nghiệp chán nản

Ông Peter Engel, Giám đốc Công ty Asia Sourcing (KCN Tân Thuận), bày tỏ: “Chúng tôi tham gia ít nhất 4 – 5 lần đối thoại giữa DN với chính quyền kiểu này, tuy nhiên, theo tôi, hiệu quả từ những đối thoại này còn quá thấp. Cách làm việc quan liêu của các cơ quan quản lý quá nặng, khiến DN thấy mệt mỏi và chán nản. Ví dụ, nhiều lần kiến nghị trước đây của chúng tôi về thuế, cơ quan thuế luôn luôn khuyên chúng tôi về làm công văn. Hết công văn này đến công văn khác. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ nhận được phản hồi đúng tính chất đối thoại là cùng lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ. Chúng tôi cứ “ném” viên đá kiến nghị đi và chìm vào quên lãng. Nên lần này, tôi cũng kiến nghị về thuế GTGT, song tôi muốn cơ quan thuế trả lời luôn, đừng khuyên tôi về làm công văn nữa”.

Nguyên Nga