Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh – Ảnh: Ngọc Thắng
|
Bộ trưởng cho biết theo thông lệ của quốc tế, VN không hình sự hoá các quan hệ kinh tế và dân sự. Nhưng thực tế tại VN thì có khác, “nó vẫn đang là những trở ngại, là những rào cản đối với công cuộc đổi mới sáng tạo làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân muốn bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh”.
Theo Bộ trưởng Vinh, nếu bộ luật đưa ra các khái niệm không minh bạch thì chắc chắn sẽ là rào cản rất lớn, khi đầu tư kinh doanh chỉ sơ sảy là có thể bị quy tội hình sự. Rõ ràng phải có những giải pháp để xử lý việc này sao cho đúng, trừ những hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó nhất định phải truy tố hình sự, còn lại những hành động về mặt kinh tế phải được xử lý bằng các biện pháp kinh tế, để thu hồi lợi nhuận và khoản tiền bị chiếm đoạt phi pháp.
“Tham nhũng là tội ẩn”
|
|
“Lợi dụng là rất mơ hồ”
Liên quan đến điều 343 về lợi dụng quyền tự do dân chủ, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị ghi rõ là lợi dụng nhằm mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công dân lúc đó mới bị tội hình sự. “Từ “lợi dụng” là rất mơ hồ, nếu chúng ta không làm rõ mục đích thì việc trừng trị sẽ rất rộng. Điều 343 nên thêm đã bị xử lý hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì xử lý hình sự”, ĐB Nghĩa góp ý.
|
|
|
Liên quan đến các quy định về tội phạm tham nhũng, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Doãn Khánh đề nghị không nên bỏ tội danh cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo phân tích của ông Khánh, tội tham nhũng là tội ẩn, cho nên trong nhiều trường hợp vì lý do khách quan và chủ quan không làm rõ được tính vụ lợi thì hiện nay tội cố ý làm trái đang được sử dụng để xử lý những trường hợp liên quan đến tội tham nhũng mà chưa chứng minh được động cơ vụ lợi. “Do vậy, nếu bỏ tội này sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”, đại biểu (ĐB) Khánh nói.
ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) bày tỏ không đồng tình với quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội danh có mục đích kinh tế nếu sau khi kết án chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng… hoặc lập công lớn. Theo ĐB Niễn, quy định này là không công bằng với các tội tử hình khác, bên cạnh đó có thể tạo kẽ hở để tội phạm tham nhũng lợi dụng dùng tiền để đổi mạng và vô hình trung khuyến khích, dung túng, bao che cho tham nhũng. “Chúng ta có thể cần rất nhiều tiền, cần thu hồi đầy đủ tài sản trong những vụ án tham nhũng, nhưng không vì thế mà đánh mất lòng tin của nhân dân, làm thay đổi cán cân công lý, vì tiền, khuyến khích, dung túng, bao che cho tham nhũng bằng việc giảm hình phạt tù thay bằng nộp tiền để khắc phục hậu quả”, ĐB Niễn nhấn mạnh. Theo ông, nếu áp dụng điều luật này cũng không khác gì bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng.
Lợi ích phi vật chất là gì ?
Tham gia thảo luận, ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) cho rằng có sự bất hợp lý trong quy định về việc nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm. Theo ĐB Pham, quy định này còn chung chung, có tính nương nhẹ. “Nếu người nhận hối lộ bằng lợi ích phi vật chất để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ mà gây ra hậu quả nghiêm trọng với tài sản có giá trị lớn, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hoặc tái phạm và tái phạm nguy hiểm thì sao? Vấn đề này luật chưa quy định rõ, chưa có quy định cụ thể về lợi ích phi vật chất là gì? Là hối lộ tình dục, hối lộ thông tin hay hối lộ thành tích?”, ĐB Pham nêu vấn đề.
Liên quan đến việc quy đổi tiền qua hình phạt tù, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh, Phó chánh án TAND TP.HCM, cho rằng không thực tiễn và khó áp dụng. Còn theo ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang), đây là việc chuyển đổi hình phạt theo hướng nặng hơn nhưng nếu không quy định rõ sẽ dẫn đến sự phân biệt tầng lớp người giàu với người nghèo, vì trong trường hợp những người nghèo do không có tiền thì bị đi tù, còn người giàu thì không bị đi tù.