11/01/2025

Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài ‘nằm ngăn kéo’

Đó là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân hôm qua 12.6.

 

Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài ‘nằm ngăn kéo’

 

 

Đó là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân hôm qua 12.6.

 

Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 1Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) -  Ảnh: TTXVN
Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 2Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân -  Ảnh: Ngọc Thắng

 
Đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu thực trạng mỗi năm ngân sách dành khoảng 1.300 tỉ đồng chi cho các công trình nghiên cứu khoa học nhưng tình trạng đề tài nghiên cứu “nằm ngăn kéo” rất phổ biến, tỷ lệ các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế rất thấp và còn chưa được công khai gây lãng phí lớn.
“Có phải sản phẩm khoa học của chúng ta nghiệm thu trên bàn là chủ yếu? Có phải do chúng ta đầu tư dàn trải, không tập trung, đầu tư không đúng chỗ, đúng người, đúng việc? Có hay không cơ chế xin, cho?”, ĐB Cường nêu câu hỏi.
3.000 chứ không phải 1.300 tỉ đồng
 
 
Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 3 Có phải sản phẩm khoa học của chúng ta nghiệm thu trên bàn là chủ yếu? Có phải do chúng ta đầu tư dàn trải, không tập trung, đầu tư không đúng chỗ, đúng người, đúng việc?
Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 4
 
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình)
 

Bất ngờ hơn khi Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hằng năm không phải chỉ có 1.300 tỉ đồng được chi cho nghiên cứu mà con số là “trên dưới 3.000 tỉ đồng”. Lý giải cho chuyện đề tài “nằm ngăn kéo”, Bộ trưởng cho biết đây là điều phổ biến với các đề tài nghiên cứu cơ bản và những đề tài đòi hỏi có sự đầu tư từ doanh nghiệp. Nhưng hầu hết doanh nghiệp VN thuộc nhóm nhỏ và siêu nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư, nên nhiều kết quả nghiên cứu tốt vẫn phải chờ cơ hội.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng thừa nhận có một số loại đề tài “nằm ngăn kéo” thực sự, tức là nghiên cứu xong không ứng dụng được. Lý do là các đề tài này không được nghiên cứu từ nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. “Tất nhiên việc này cũng là việc tốt, vì những người làm khoa học có ý tưởng, có mong muốn được nghiên cứu, chỉ có điều là họ không nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của sản xuất và kinh doanh, cho nên khi nghiên cứu xong thì không ứng dụng được”, Bộ trưởng nói.
Nghiên cứu để kiếm tiền ?
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nhận định tình trạng ngân sách bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu khoa học nhưng kết quả không ứng dụng được là sự lãng phí vô cùng lớn. “Nhiều người còn nói với tôi rằng nghiên cứu khoa học là một cách kiếm tiền khá dễ dàng… Cách kiểm soát như thế nào và quy trách nhiệm ra sao ?”, ĐB Cương chất vấn.
Tương tự, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) nêu vấn đề một số cử tri là nhà khoa học có phản ánh việc quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách cho các đề tài, nhiệm vụ KH-CN còn thiếu công khai, minh bạch. Có cơ quan, cá nhân, nhất là các cơ quan, cá nhân thuộc Bộ KH-CN được xét duyệt và giao đề tài rất dễ dàng. Trong khi nhiều cơ quan và cá nhân khác rất khó khăn. Đặc biệt là việc có cơ quan quản lý chủ trì nhiệm vụ thuộc Bộ KH-CN đã gợi ý, thậm chí tự đưa ra các quy định về việc các nhà khoa học trích nộp phần kinh phí thuê khoán chuyên môn với tỷ lệ rất lớn, từ 25% đến 50% cho cơ quan chủ trì, làm ảnh hưởng đến chất lượng đề tài.
 
 
Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 5 Họ không nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của sản xuất và kinh doanh, cho nên khi nghiên cứu xong thì không ứng dụng được

Tốn 3.000 tỉ đồng, nhiều đề tài 'nằm ngăn kéo' - ảnh 6
 

Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân

 

Trả lời cho câu hỏi của ĐB Đỗ Mạnh Hùng, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định đến nay chưa có ai phản ánh và cung cấp những bằng chứng về việc này. “Nhưng tôi xin đảm bảo với ĐB là nếu có hiện tượng này, các ĐB có thể chuyển địa chỉ cho chúng tôi, tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, những người làm sai, những người cố tình lợi dụng vị trí của mình để thực hiện những hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm minh”, Bộ trưởng hứa.

Với câu hỏi của ĐB Cương, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng sự lãng phí nếu có là do đầu tư không tới ngưỡng. Theo Bộ trưởng, tính trung bình mỗi một viện nghiên cứu chỉ được khoảng hơn 1 tỉ đồng dành cho nghiên cứu và 1 cán bộ KH-CN chỉ có hơn 30 triệu đồng dành cho nghiên cứu. “Con số này là rất thấp so với khu vực và thế giới”, Bộ trưởng Quân nói và dẫn chứng bình quân đầu người VN mỗi năm chỉ có 5 USD dành cho hoạt động KH-CN trong khi ở Trung Quốc 120 USD, Hàn Quốc 1.100 USD. “Như vậy việc lãng phí ở đây nếu có, chúng tôi cho rằng liên quan đến cơ chế đầu tư. Chúng ta đầu tư cho một đề tài nếu như không đầu tư tới ngưỡng thì đề tài đó rất dễ thất bại”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhìn nhận.
Thiếu môi trường pháp lý cho thị trường KH-CN
Trong phần chất vấn của mình, ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý (TP.Đà Nẵng) đề nghị giải thích lý do vì sao đến nay VN chưa có thị trường KH-CN. “Phải chăng cơ chế phân bổ đề tài, phân bổ kinh phí KH-CN là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường KH-CN chậm ra đời?”, ĐB Kim Thuý hỏi.
Trả lời cho câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết thị trường KH-CN là thị trường phát triển muộn nhất trong các thị trường của nền kinh tế VN, mới được hình thành từ sau năm 2000. Trước đây mới chỉ có 2 yếu tố của thị trường được quan tâm là nguồn cung (sản phẩm của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học…) và nguồn cầu (doanh nghiệp), còn 2 yếu tố nữa chưa quan tâm thỏa đáng là các định chế trung gian và môi trường pháp lý.    

Thừa nhận thất bại trong quản lý giá sữa
Trả lời câu hỏi của ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) về giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi ở VN quá cao so với giá sữa cùng loại ở các nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận: “Đây là mặt hàng nhà nước quản lý giá điều hành. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả của việc quản lý này trong thời gian vừa qua cũng chưa đạt như mong muốn, giá sữa VN luôn ở mức cao”. Về giải pháp để quản lý giá sản phẩm này, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trước hết, phải tăng cường sản xuất ở trong nước.
“Vừa qua có một số mô hình hết sức thành công như Vinamilk, TH true milk, Vingroup. Tôi nghĩ rằng nếu như mô hình của chúng ta gắn giữa phát triển nguyên liệu với chăn nuôi và chế biến sữa thì sẽ tăng khả năng sản xuất ở trong nước và góp phần làm giảm được giá”, ông nói.
 M.Q

Trường Sơn