11/01/2025

Nỗi lo sợ thiển cận

Hôm qua, tại Diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF), một hoạt động thường niên trước hội nghị Đối tác phát triển do Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN tổ chức, đại diện các hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận những cải cách tích cực của VN, nhưng vẫn chỉ ra nhiều yếu kém, trở lực đối với đầu tư, kinh doanh.

 

Nỗi lo sợ thiển cận

 

 

Hôm qua, tại Diễn đàn Doanh nghiệp VN (VBF), một hoạt động thường niên trước hội nghị Đối tác phát triển do Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN tổ chức, đại diện các hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận những cải cách tích cực của VN, nhưng vẫn chỉ ra nhiều yếu kém, trở lực đối với đầu tư, kinh doanh.


 

Nhiều đại biểu đề xuất sớm bỏ visa đối với nhiều nước để phát triển du lịch Nhiều đại biểu đề xuất sớm bỏ visa đối với nhiều nước để phát triển du lịch – Ảnh: Ngọc Thắng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các bộ dự họp đã ghi nhận, tiếp thu ý kiến phản ảnh từ các đại biểu.

“Tôi từng biết, có một cặp vợ chồng từ châu Âu định đến VN du lịch, nhưng khi họ đối chiếu về phí visa, thấy tiền làm visa ở VN bằng 2 đêm ở lại Bangkok nên họ đã quyết định chọn đi du lịch Thái Lan”, ông Ken Atkison, Trưởng nhóm công tác du lịch của VBF, kể lại. Ông cho rằng phần lớn các nước cạnh tranh về thu hút du lịch với VN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đã miễn visa hoặc giảm phí, nới lỏng các thủ tục visa cho khách từ các nước châu Âu, Đông Bắc Á, châu Mỹ, Nam Á… Nhờ đó, khách du lịch tới các nước này vượt trội so với VN và nguồn thu từ du lịch của họ tăng trưởng mạnh.

 
 
Nỗi lo sợ thiển cận - ảnh 2

Lo mất 11 triệu USD thu phí một năm là rất thiển cận. Chúng tôi tính rằng nếu VN bỏ cấp visa với một số nước như Thái Lan, Singapore đã làm, chỉ với lượng khách tăng 160.000 người/năm thôi thì đã giúp VN tăng thu khoảng 200 triệu USD/năm

Nỗi lo sợ thiển cận - ảnh 3
 

Ông Ken AtkisonTrưởng nhóm công tác du lịch của VBF

 

“Trong khi đó VN vẫn duy trì visa với hầu hết các nước này, giá làm dịch vụ thu phí cao, thủ tục phức tạp và đó là nguyên nhân lượng khách quốc tế đến VN năm 2014 tăng rất thấp và 3 tháng đầu năm nay giảm 12,9%”, ông Atkison nhận xét. Theo ông này, dường như VN sợ mất nguồn thu từ cấp visa. “Lo mất 11 triệu USD thu phí một năm là rất thiển cận. Chúng tôi tính rằng nếu VN bỏ cấp visa với một số nước như Thái Lan, Singapore đã làm, chỉ với lượng khách tăng 160.000 người/năm thôi thì đã giúp VN tăng thu khoảng 200 triệu USD/năm”, ông này nói và đề xuất: “VN cần nghiêm túc xem xét lại chính sách visa của mình. Ngay lập tức mở rộng danh sách miễn thị thực, giảm thị thực, nhất là với khách từ EU, Úc, Mỹ, New Zealand…”.

Ghi nhận ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết VN đã đơn phương miễn visa 16 quốc gia ở Bắc Âu, Đông Bắc Á…, Chính phủ VN sẽ tiếp tục miễn visa đơn phương cho một số quốc gia trong thời gian tới.

Còn quá nhiều “giấy phép con”

Ghi nhận có những cải cách thực sự về môi trường kinh doanh ở VN, tuy nhiên đại diện các hiệp hội doanh nghiệp của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… cho biết, kết quả khảo sát các thành viên của những hiệp hội này cho thấy không ít ý kiến phàn nàn về nhiều chính sách, thủ tục bất hợp lý của VN, nhất là tình trạng giấy phép con.

Bà Virginia Foote, đồng Chủ tịch VBF 2015, nói rằng dù cuối năm 2014, các luật Đầu tư (sửa đổi), luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội ban hành có nhiều điểm tiến bộ nhưng với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện là “quá dài” so với nhiều nước. “Ở các nước, chỉ cần một bộ phê chuẩn là được nhưng ở VN, thủ tục rườm rà hơn, có nhiều bộ tham gia hơn”, bà Foote nói.

Trả lời ý kiến này, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết đây là việc làm “cực kỳ khó” mà Chính phủ đã làm được khi rút từ 51 ngành nghề cấm kinh doanh còn 6 và 386 ngành nghề có điều kiện còn 267 ngành, nghề bị hạn chế như luật Đầu tư (sửa đổi). “Tuy nhiên, chúng tôi quy định hằng năm vẫn phải rà lại, theo hướng minh bạch, cái gì không phù hợp thì bãi bỏ tiếp”, ông Vinh nói.      

Tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp

Lần thứ 3 liên tiếp dự đầy đủ các phiên họp của VBF, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ông rất chú ý lắng nghe và ghi nhận mọi khuyến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. “Tôi giao cho Bộ Kế hoạch – Đầu tư tập hợp, yêu cầu các bộ trưởng, theo lĩnh vực quản lý để có xử lý cụ thể, vấn đề nào thuộc thẩm quyền Thủ tướng thì trình Thủ tướng, Chính phủ xử lý với tinh thần tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh”, Thủ tướng nói và khẳng định: “Thời gian tới, Chính phủ VN sẽ quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, cung ứng điện, đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc, tạo thêm thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoàn thiện thể chế, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng”.

Mạnh Quân