28/11/2024

Nhà nước Hồi giáo (IS) đang mất đà

Các nỗ lực đẩy lùi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria đã có những bước tiến mới khi các bên chịu phối hợp với nhau.

 

Nhà nước Hồi giáo (IS) đang mất đà

 

Các nỗ lực đẩy lùi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria đã có những bước tiến mới khi các bên chịu phối hợp với nhau.


 

Các tay súng Hồi giáo Shiite bên ngoài thành phố Baiji, chuẩn bị tái chiếm thành phố hôm 3-6 - Ảnh: Reuters
Các tay súng Hồi giáo Shiite bên ngoài thành phố Baiji, chuẩn bị tái chiếm thành phố hôm 3-6 – Ảnh: Reuters
Bất kỳ ai phản kháng sẽ bị đánh đập và làm nhục
Nhân chứng tên Hanaa ở Mosul

CNN ngày 9-6 đưa tin căn cứ quân sự Habbaniyah đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS và nỗ lực của lực lượng quân đội Iraq giành lại thành phố chiến lược Ramadi.

Các quan chức quân sự Iraq khẳng định có đủ binh sĩ và công cụ cần thiết để tấn công Ramadi từ Habbaniyah, nhưng cho rằng họ đang thiếu sự hỗ trợ trên không của liên minh không kích do Mỹ dẫn đầu.

Tiêu diệt 1.000 tay súng IS mỗi tháng

Thực tế lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu vẫn đang cố gắng thực thi cam kết. Theo Reuters, quân đội Mỹ cho biết đã tiến hành 22 đợt không kích nhắm vào các tay súng IS ở Syria và Iraq trong vòng 24 giờ từ sáng thứ bảy đến sáng chủ nhật.

Trong khi đó, theo TF1, tướng Mỹ John Hesterman – chỉ huy các chiến dịch không kích của liên quân tại Trung Đông – cho rằng các hoạt động không kích nhắm vào IS có hiệu quả và tính từ khi khởi động vào tháng 8-2014 đến nay, liên quân đã tiêu diệt gần 10.000 tay súng IS, tức trung bình 1.000 tên mỗi tháng.

Trên thực địa, các chiến dịch quân sự của Iraq và Syria cũng có tiến triển tốt. Các quan chức quân đội Iraq cho biết lực lượng binh sĩ cùng các chiến binh Hồi giáo dòng Shiite đã chiếm được một số vị trí chiến lược bên trong và xung quanh thành phố lọc dầu Baiji trong cuộc chiến lần thứ hai nhằm giành lại thành phố chiến lược này hôm 7-6.

AFP cho biết chính quyền Baghdad từng giành lại quyền kiểm soát Baiji hồi năm ngoái nhưng thất thủ và mất thành phố vào tay IS. Baiji nằm trên tuyến đường chiến lược dẫn đến thành trì của IS tại Mosul và gần nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq.

Lực lượng an ninh Iraq cũng đang chiến đấu để đẩy lùi các tay súng IS tại khu phức hợp rộng lớn vốn là nhà máy lọc dầu ở gần đó. Nhà máy lọc dầu Baiji sản xuất khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày, đáp ứng phân nửa nhu cầu dầu của cả nước.

IS đã bị đẩy lùi khỏi phần lớn khu vực phía bắc Baghdad nhưng vẫn kiểm soát nhiều khu vực tại phía tây Iraq.

Sống trong sợ hãi 
ở Mosul

Trong khi đó, những thước phim quay bí mật gửi đến Đài BBC hé lộ cuộc sống thường nhật mang đầy nỗi lo sợ của người dân Mosul (Iraq) dưới sự cai trị của IS sau một năm bị chiếm giữ.

BBC cho biết các đoạn phim, quay trong nhiều tháng trong năm 2014, cho thấy sự thật về cuộc sống người dân dưới “thời IS”.

Một phụ nữ tên Hanaa cho biết: “IS rất nghiêm khắc trong việc quy định trang phục của phụ nữ. Phụ nữ phải trùm kín thân thể từ đầu đến chân trong trang phục màu đen”.

Hanaa cùng chồng đến một nhà hàng bên sông và chồng Hanaa cho phép cô tháo mạng che mặt bởi không có các tay súng IS bên trong nhà hàng. Tuy nhiên chủ nhà hàng nhanh chóng yêu cầu chồng Hanaa bảo cô che mặt lại bởi IS có thể kiểm tra bất ngờ và ông sẽ bị trừng phạt.

Các cảnh quay còn cho thấy IS tịch thu nhà cửa của những người thuộc cộng đồng dân tộc và tôn giáo thiểu số. Nhiều khu vực dân cư từng một thời đông đúc người thiểu số ở Mosul nay trở nên hoang vắng.

Cư dân Zaid cho biết: “Kể từ khi IS chiếm thành phố, tổ chức này ban hành Luật của IS. Hình phạt tối thiểu là đòn roi, áp dụng cho những vi phạm như hút thuốc”.

Ngoài ra, theo đạo luật mang tính khủng bố trên, hình phạt chặt tay dành cho kẻ trộm cướp; đàn ông ngoại tình bị ném khỏi toà nhà cao tầng trong khi phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết. IS tiến hành những trừng phạt này nơi công cộng và buộc công chúng phải xem như một hình thức răn đe.

Ông Hisham cũng như nhiều người mất việc khác bị tước những quyền cơ bản của một con người khi mất việc, và việc ông có thể làm hiện tại là ngồi ở nhà hết ngày này qua tháng nọ.

Tại Mosul, IS lấy 1/4 lương của mỗi người đi làm để đóng góp cho sự tái thiết thành phố. Người dân không dám phản đối bởi họ có thể phải đối mặt với những hình phạt tàn khốc.

IS kiểm soát mọi thứ và bệnh viện chỉ dành riêng cho thành viên của tổ chức khủng bố này.

Đoạn băng của BBC cũng cho thấy các tay súng IS ngày càng sử dụng những công nghệ tinh vi để kiểm soát người dân trong thành phố. Điển hình là những “điểm truyền thông” để truyền đi những thông điệp của tổ chức.

Ông Mahmoud cho biết ông vẫn cho con trai 12 tuổi của mình đi học dù ngôi trường đang bị IS kiểm soát. Ông Mahmoud cho rằng thà cho con đi học dù được dạy ít kiến thức còn hơn không học.

“Tuy nhiên một ngày kia khi về nhà, tôi thấy con trai của tôi đang vẽ cờ IS và ngâm nga một trong những bài hát ưa thích nhất của họ” – Mahmoud nhớ lại. Kể từ đó ông không còn cho con trai đến trường và cấm cậu bé giao tiếp với những đứa bạn trong trường học.

“Tôi đã đi đến kết luận mục tiêu của tổ chức này là gieo mầm bạo lực, sự thù ghét và chủ nghĩa bè phái vào tâm hồn trẻ thơ” – ông Mahmoud đúc kết.

Sống lây lất

Cuộc sống của những cư dân trong thành phố Mosul đã thay đổi đến mức không còn nhận ra được nữa qua việc cung cấp nhiên liệu nhỏ giọt, ô nhiễm môi trường lan rộng, các công trình xây dựng ngừng thi công và rất nhiều trường học đóng cửa.

Ông Hisham cho biết: “Cuộc sống hằng ngày thay đổi theo cách không làm sao tả được. Những người từng phục vụ quân đội và những lao động thường nhật không còn thu nhập để sống vì không còn việc làm nữa. Tầng lớp giàu có sống dựa vào tiền tiết kiệm còn người nghèo bị bỏ mặc”.

Giải trí và tiệc tùng bị cấm ở Mosul vì IS cho rằng việc đó chỉ làm lãng phí thời gian và tiền bạc.

 

ANH THƯ