10/01/2025

Mùa hè cho trẻ trải nghiệm với đồng quê

“Để có một mùa hè vui khỏe, lời khuyên đầu tiên của tôi là nên… nghỉ! Có vậy mới gọi là nghỉ hè chứ, phải không? Nhưng nghỉ không có nghĩa là ngồi một chỗ, hay là không hoạt động gì cả”.

 

Mùa hè cho trẻ trải nghiệm với đồng quê

 

 

“Để có một mùa hè vui khỏe, lời khuyên đầu tiên của tôi là nên… nghỉ! Có vậy mới gọi là nghỉ hè chứ, phải không? Nhưng nghỉ không có nghĩa là ngồi một chỗ, hay là không hoạt động gì cả”.

 

 

Vào những ngày hè, phụ huynh nên cho con về quê chơi để thư giãn sau suốt 9 tháng học tập - Ảnh: Minh LuânVào những ngày hè, phụ huynh nên cho con về quê chơi để thư giãn sau suốt 9 tháng học tập  - Ảnh: Minh Luân
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khoẻ TP.HCM, đã chia sẻ như vậy khi nói về mùa hè của trẻ.
Lên rừng, xuống biển
 
 
Mùa hè cho trẻ trải nghiệm với đồng quê - ảnh 2
Từ thực tế cuộc sống, trẻ có thể học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Điều đó sẽ giúp trẻ tránh được tình cảnh thấy củ khoai thì hỏi trái gì, hoặc gặp con gà ngoài vườn thì hỏi bà nội trồng con gì hay quá vậy…
Mùa hè cho trẻ trải nghiệm với đồng quê - ảnh 3
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

 

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, mùa hè trẻ cần được ngủ thẳng cẳng để bù lại những tháng ngày học nhồi nhét căng thẳng, thức khuya dậy sớm. Ông ví von rằng trẻ ngủ đủ (bình quân từ 8 – 10 giờ/ngày) và ngủ ngon là cách sạc pin hiệu quả cho cơ thể, giúp cơ thể tiết ra kích thích tố tăng trưởng. Ngoài ra, trẻ có thể tham gia hoạt động xã hội hay thể dục thể thao, những lớp năng khiếu, chăm sóc sức khoẻ, đọc sách…

Cũng theo bác sĩ Ngọc, nghỉ hè là thời gian tốt nhất để trẻ lên rừng, xuống biển khám phá thiên nhiên. “Từ thực tế cuộc sống, trẻ có thể học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Điều đó sẽ giúp trẻ tránh được tình cảnh thấy củ khoai thì hỏi trái gì, hoặc gặp con gà ngoài vườn thì hỏi bà nội trồng con gì hay quá vậy…”, bác sĩ Ngọc đúc kết
Với câu hỏi: “Hè này bạn định cho con làm gì?”, đa số phụ huynh cho biết sẽ cho con đi du lịch, học thêm Anh văn, các lớp năng khiếu (bơi, võ…) và kỹ năng sống. Một người mẹ ở TP.HCM bày tỏ: “Kỳ nghỉ hè là gác lại chuyện sách vở. Tôi sẽ cùng con có chuyến về quê chơi, khám phá và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, trải nghiệm thực tế cùng con. Đó là những điều mà ở nhà không thể cho con được”.
Bác sĩ Hồng Ngọc cho rằng có những phụ huynh hãnh diện vì cho là con mình thần đồng, nhưng hãy cẩn thận coi chừng con bị tâm thần bởi sức ép các em phải chịu lớn quá. Cha mẹ nhồi nhét để cho con thành công bằng danh hiệu này nọ, song có khi như vậy là đem đến khổ đau cho con.
“Tại sao gần đây có một số người ở nước ngoài rất giàu có, thành đạt nhưng họ lại bỏ hết, về VN để cùng con mình cưỡi trâu, trồng lúa, trồng rau…?”, bác sĩ Ngọc đặt vấn đề. Và, câu trả lời dường như có sẵn trong những lời tâm tình giản dị của ông: “Hạnh phúc có khi rất đơn sơ, mà nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ là ghê gớm lắm!”.
Vui đùa ở quê…
Theo cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM, nếu những phụ huynh ở thành thị có điều kiện thì nên cho trẻ về quê để tận hưởng không khí trong lành, để các em làm quen và trải nghiệm với ruộng vườn, đồng nội. “Vì 9 tháng miệt mài học tập, các em sẽ cảm thấy thích thú lắm nếu được sống, vui đùa ở quê. Các em có thể làm quen với việc tưới rau, cuốc đất, trồng cây”, bà Hà nói.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lạc Long Quân, Q.11, cho biết: “Vào hè, đối với học sinh tiểu học, phụ huynh đừng nên bắt con phải học thêm, điều này sẽ gây mệt mỏi và quá tải cho các cháu. Vì hằng năm, vào khoảng giữa tháng 8 là tựu trường, nên phụ huynh hãy tạo điều kiện cho các cháu được vui chơi trong những ngày hè ngắn ngủi thay vì phải học thêm”.
Cũng theo nhiều thầy cô giáo, trong hè phụ huynh nên tìm hiểu xem con mình có sở thích, nhu cầu như thế nào, từ đó có thể tìm hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp. Phụ huynh cũng đừng nên áp đặt con phải học, hoặc vui chơi theo ý mình.
“Đối với những phụ huynh không có điều kiện đưa trẻ về quê chơi, thì có thể tìm các lớp kỹ năng, năng khiếu để các cháu tham gia”, cô Nguyễn Thị Kim Hương cho biết thêm.
“Phụ huynh có thể tìm các loại sách khoa học, sách có tính chất giáo dục, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh trong những ngày nghỉ hè. Ví dụ như: Sấm chớp từ đâu mà có? Không khí ô nhiễm do đâu? Vì sao loài chó lại hay thức vào ban đêm, ngủ vào ban ngày?…”, ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, cho biết.
Cũng theo cô Thuý Hà, khi con nghỉ hè tại nhà thường dễ xảy ra chuyện các cháu xem ti vi hoặc chơi game quá mức. “Để tránh tình trạng này, bố mẹ cần quy định mức thời gian để không ảnh hưởng đến mắt và sức khoẻ. Phụ huynh cũng có thể cho các cháu chơi tự do, làm một số công việc tự do (nhưng phải giám sát) nhằm giúp phát triển tư duy, sự sáng tạo của các em”, cô Hà nói thêm.

Như Lịch – Minh Luân