10/01/2025

Trận đấu nằm trong tay Nhật Bản

Trong bài viết độc quyền cho Thanh Niên, học giả John Lee, chuyên gia về tình hình chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, phân tích về một cuộc cạnh tranh khác ít người để ý hơn giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

 

Trận đấu nằm trong tay Nhật Bản

 

 

Trong bài viết độc quyền cho Thanh Niên, học giả John Lee, chuyên gia về tình hình chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, phân tích về một cuộc cạnh tranh khác ít người để ý hơn giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

 

 

Thủ tướng Nhật Abe cùng Thống đốc California Jerry Brown xem một thiết bị công nghệ trong chuyến thăm bang này - Ảnh: ReutersThủ tướng Nhật Abe cùng Thống đốc California Jerry Brown xem một thiết bị công nghệ  trong chuyến thăm bang này - Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh địa chính trị và an ninh đang chuyển biến sôi động hiện nay tại châu Á – Thái Bình Dương, vai trò của Nhật Bản ngày càng được đến nhắc đến nhiều hơn. Việc nước này quyết tâm mở rộng vai trò và hoạt động của Lực lượng Phòng vệ được nhiều nước chào đón. Vì thế, cũng không ngạc nhiên khi phần lớn dư luận và giới truyền thông tập trung vào khía cạnh quân sự và hợp tác chiến lược trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Không mấy ai để ý đến việc sau khi kết thúc lịch trình chính thức, ông Abe không về nước ngay mà bỏ ra 4 ngày thăm California, tập trung vào Thung lũng Silicon. Mục đích của chuyến thăm này là tìm kiếm cảm hứng mới để xốc lại nền kinh tế nước này.
 
 
Học giả John Lee - Ảnh: Project Syndicate

Học giả John Lee
 - Ảnh: Project Syndicate
 

Ông John Lee, 42 tuổi, là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất của Úc về an ninh và kinh tế chính trị châu Á – Thái Bình Dương. Ông hiện là Phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Úc, đồng thời là thành viên cấp cao của Viện Hudson (Mỹ).
Lĩnh vực chuyên sâu của Lee là chính sách kinh tế, ngoại giao của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Đông Nam Á. Ông đã xuất bản hơn 300 bài phân tích, nghiên cứu trên các báo, tạp chí và chuyên san nổi tiếng thế giới. Năm 2014, ông gây xôn xao khi cùng học giả Paul Dibb xuất bản cuốn Why China Will Not Become The Dominant Power in Asia(tạm dịch: Tại sao Trung Quốc sẽ không trở thành cường quốc thống trị ở châu Á).
 

Thủ tướng Abe hiểu rằng ông phải đánh đổ quan niệm phổ biến hiện nay là tương lai kinh tế châu Á nằm trong tay Trung Quốc. Nếu ông thất bại, các nước trong khu vực sẽ gánh chịu một áp lực lớn phải ngả theo phía Bắc Kinh về địa chính trị.

Cán cân nghiêng về Tokyo
Lâu nay, người ta thường thổi phồng tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế khu vực, trong khi Nhật lại hay bị đánh giá thấp. Thực chất, hầu hết hoạt động thương mại của Trung Quốc với các thành viên ASEAN đều thông qua các công ty có tập đoàn mẹ nằm tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển, bao gồm Nhật Bản.
Hơn nữa, dù Trung Quốc vẫn thường được ca ngợi là một thị trường phát triển năng động, nhưng túi tiền của người tiêu dùng Nhật lớn hơn nhiều. Điều này có nghĩa là Tokyo có vai trò lớn hơn đối với những nền kinh tế dựa trên xuất khẩu trong khu vực. Quan trọng hơn, đầu tư trực tiếp từ Nhật vào ASEAN lớn hơn Trung Quốc rất nhiều, và các tập đoàn hàng đầu như Mitsubishi và Sony bứt hẳn các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc về khoản chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển ở châu Á.
Dĩ nhiên, Nhật Bản phải rất nỗ lực để duy trì lợi thế của mình khi kinh tế vẫn đang tỏ ra trì trệ. Đó là lý do Thủ tướng Abe xem tái cơ cấu là mũi tên thứ ba trong chiến lược cải cách Abenomics của ông.
Cải cách kinh tế không bao giờ là chuyện dễ dàng, đòi hỏi nguồn lực của cả quốc gia và quyết tâm chính trị kiên định của giới lãnh đạo. Vì thế, không có gì bảo đảm là Tokyo sẽ thành công trong giai đoạn tái cơ cấu của mình. Tuy nhiên, Nhật khó một thì Trung Quốc khó đến mười.
Theo tôi, Trung Quốc cần thay đổi toàn bộ tư duy kinh tế chính trị của mình. Dù đã đạt được 3 thập niên phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc vẫn vận hành dựa trên những thiết chế như trong thời Chiến tranh lạnh (và đã bắt đầu tỏ dấu hiệu đuối sức trong thời gian gần đây – ND). Sự năng động của những nền kinh tế tiên tiến đến từ các nền tảng sau: vận hành theo pháp luật, bảo vệ bản quyền và cạnh tranh công bằng để tiếp cận nguồn vốn lẫn cơ hội phát triển. Về mặt này thì Bắc Kinh vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Liên minh Nhật – Mỹ sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc định hình cân bằng quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai, và kinh tế chính trị đóng một phần vô cùng quan trọng trong mọi cuộc đua địa chiến lược khu vực. Điều trớ trêu là trong bối cảnh thế giới chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày Nhật thất bại trong Thế chiến 2, Mỹ và nhiều nước khác lại đang ra sức ủng hộ Thủ tướng Abe. Theo tôi, lý do là châu Á và cả thế giới sẽ hưởng lợi ích rất lớn nếu Nhật đạt được mục đích của mình lần này.
Nhật hợp tác an ninh với các đảo quốc Thái Bình Dương
Sau khi kết thúc hội nghị tại tỉnh Fukushima hôm 23.5, nước chủ nhà Nhật Bản và 16 đảo quốc Thái Bình Dương ra tuyên bố chung “tái khẳng định trật tự biển phải được duy trì theo những nguyên tắc được công nhận toàn cầu của luật pháp quốc tế”, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển, theo Hãng tin Jiji Press.
Tham gia sự kiện này có lãnh đạo Nhật và 16 đảo quốc Thái Bình Dương khác gồm Úc, Cook, Fiji, Kiribati, Marshall, Micronesia, Nauru, New Zealand, Niue, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Tuvalu và Vanuatu. Tại hội nghị, các bên cam kết tăng cường hợp tác an ninh, nhất là an ninh biển, còn Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố viện trợ cho các đảo quốc Thái Bình Dương 55 tỉ yen (452 triệu USD) trong vòng 3 năm tới để ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai.
Tờ Nikkei Asian Review dẫn lời giới chuyên gia nhận định rằng Nhật đang nỗ lực tăng cường hiện diện ở các đảo quốc Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh ảnh hưởng kinh tế và chính trị ở khu vực trong mấy năm qua.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 24.5 bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến Nhật Bản với một trong những trọng tâm là khả năng Nhật tham gia dự án đường sắt cao tốc (HSR) dài 330 km nối Kuala Lumpur và Singapore.
Minh Trung

Trọng Kha
 lược dịch
© Project SyndicateI

John Lee 
(Đại học Quốc gia Úc)