28/11/2024

Đón vốn đầu tư Nhật vào nông nghiệp

Nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà đầu tư Nhật với chính quyền các tỉnh thành cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật đối với lĩnh vực nông nghiệp của VN đang tăng lên.

 

Đón vốn đầu tư Nhật vào nông nghiệp

 

 

Nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà đầu tư Nhật với chính quyền các tỉnh thành cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật đối với lĩnh vực nông nghiệp của VN đang tăng lên.


 

 

Đón vốn đầu tư Nhật vào nông nghiệpKỹ sư Nhật hướng dẫn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thăm dự án Làng rau thần kỳ Đà Lạt – Ảnh: Lâm Viên
Tại Hội thảo hợp tác đầu tư về nông nghiệp diễn ra tại Đà Lạt vào giữa tháng 3.2015, đại diện Công ty tư vấn DI của Nhật nhấn mạnh: “Đây là thời cơ lớn để Lâm Đồng trở thành cụm sản xuất hàng đầu xuất khẩu cho Nhật Bản, đặc biệt hai nhóm sản phẩm chủ lực là rau và hoa”. Theo nghiên cứu của DI, gần 70% nhu cầu nhập khẩu rau củ và gần 60% nhu cầu hoa cắt cành của Nhật là từ nguồn nhập khẩu của các nước châu Á.
 
 
Đón vốn đầu tư Nhật vào nông nghiệp - ảnh 2 Hợp tác với Nhật, nhà nông Việt chắc sẽ 
hưởng lợi nhiều hơn như cơ hội nâng cao trình độ làm nông nghiệp hiện đại, học hỏi nhiều chuyên môn hơn, làm việc chuyên nghiệp, có nguyên tắc hơn và quan trọng nhất là sản phẩm có cơ hội được đưa sang các thị trường lớn khó tính
Đón vốn đầu tư Nhật vào nông nghiệp - ảnh 3
 
TS Phạm Mạnh Kha
 

Hồi đầu năm nay, ở cuộc gặp trao đổi kế hoạch làm rau an toàn tại Đà Lạt, nhiều nhà đầu tư Nhật cho biết họ muốn đưa vùng rau sạch, an toàn của Đà Lạt trở thành vựa rau sạch trong tương lai của châu Á. Vào tháng 2.2015, Tập đoàn ISE Food đến từ Nhật cũng thông tin muốn hợp tác chuyển giao kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng hiệu quả cao tại TP.HCM. Trung tuần tháng 3 vừa qua, đoàn doanh nghiệp (DN) và đại diện chính quyền tỉnh Saitama (Nhật) cũng đã làm việc với TP.HCM. Đại diện tỉnh Saitama nhấn mạnh, địa phương này hiện có nhiều DN chuyên sản xuất rau sạch, đóng gói thực phẩm… đang tìm kiếm cơ hội tại VN. Cũng trong tháng 3, tại hội thảo xúc tiến kinh doanh với DN tỉnh Wakayama (Nhật) được tổ chức tại Hà Nội, Thống đốc tỉnh này cho biết Wakayama có nhiều DN vừa và nhỏ ứng dụng các công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp trồng cây ăn quả, công nghệ bảo quản, chế biến… mong muốn hợp tác, chuyển giao công nghệ với DN VN.

Ngày 8.4, Tập đoàn Showa Denko của Nhật đã quyết định đầu tư 1 triệu USD xây dựng nhà máy rau sạch tại tỉnh Hà Nam bằng công nghệ đèn Led, đẩy mức tăng trưởng của rau cao gấp 2,5 lần so với trồng trong ánh sáng thường. Trước mắt, dự án sẽ được thực hiện thí điểm tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 của tỉnh. Kết quả sản phẩm sẽ thu hoạch vào cuối năm nay và nếu thành công, mô hình sẽ được nhân rộng trên toàn tỉnh. Hiện Showa Denko đã có 21 nhà máy trồng rau sạch theo công nghệ đèn Led tại Nhật Bản. Cách đây hơn 1 năm tại Đà Lạt, dự án làng rau thần kỳ kiểu Nhật do Công ty An Phú Đà Lạt liên doanh với nhà đầu tư Nhật đã được triển khai. Hiện sản phẩm của làng rau này đã cung cấp cho nhiều siêu thị tại TP.HCM, công ty đang chuẩn bị mở rộng diện tích trồng rau từ 4 ha lên 8 ha. Trước đó vào tháng 9.2014, Công ty Jadin của Nhật cũng thuê đất sản xuất giống và hoa cao cấp tại Đà Lạt để xuất khẩu trở lại thị trường Nhật.
“Họ là những người làm ăn đàng hoàng”
 
 
Nhiều cơ hội nhưng không kém thách thức
TS Phạm Mạnh Kha lưu ý: “Nhật là nhà đầu tư khó tính và người tiêu dùng Nhật cũng rất tinh, nên sản xuất đưa hàng vào Nhật không cẩn thận, họ cũng sẽ bỏ và chúng ta sẽ mất cơ hội rất lớn”. Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội DN VN tại Nhật, cũng nhận định làm ăn với Nhật thì cơ hội và thách thức sẽ ngang ngửa. “Nếu không chịu nổi thách thức, coi như chúng ta đánh mất cơ hội. Tại một số buổi gặp gỡ DN 2 nước tôi nhận thấy, nhiều địa phương muốn mời gọi Nhật đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa chuẩn bị rõ hồ sơ mình đang cần cái gì, mình muốn họ bắt tay với mình để làm cái gì. Rất nhiều cuộc gặp phía VN còn nặng tính bị động”, ông Hải nói.
 

GS Võ Tòng Xuân đã nhận xét như vậy khi đề cập đến các nhà đầu tư nông nghiệp Nhật mà ông từng làm việc cùng. GS Xuân nói: “DN Nhật Bản đàng hoàng, làm với họ, nông dân không sợ bị ép giá và kế hoạch mùa vụ, cung cầu đều được các tổ chức nghiên cứu thị trường Nhật làm rất kỹ. Nên không có chuyện nông dân ồ ạt trồng một sản phẩm như đã gặp bao năm qua khi làm ăn với thương lái Trung Quốc. Thứ nữa, nông nghiệp VN có những điểm lợi thế mà Nhật không có, chẳng hạn về sản phẩm cây ăn quả. Nhật không trồng được các loại cây như xoài, vải thiều, thanh long, mít… trong khi các sản phẩm đó tại VN rất phong phú”.

TS nông học Phạm Mạnh Kha, Việt kiều Nhật và từng tham gia đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt sang Nhật, chia sẻ: “Đây là cơ hội quá tốt cho nông nghiệp Việt. Không riêng tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia được thế giới đánh giá cao về trình độ, kỹ thuật và kỷ luật trong sản xuất nông nghiệp. Hợp tác với Nhật, nhà nông Việt chắc sẽ hưởng lợi nhiều hơn như cơ hội nâng cao trình độ làm nông nghiệp hiện đại, học hỏi nhiều chuyên môn hơn, làm việc chuyên nghiệp, có nguyên tắc hơn và quan trọng nhất là sản phẩm có cơ hội được đưa sang các thị trường lớn khó tính. Chưa quá lạc quan song tôi hy vọng nông sản Việt sẽ nâng tầm nếu hợp tác được với Nhật một cách bài bản”.
GS Xuân cũng cho rằng: “Nông nghiệp Nhật chuyên môn hoá rất cao, nên khi hợp tác với Nhật, nhà nông Việt có cơ hội học cách làm việc quy mô hơn, chặt chẽ, không manh mún. Đặc biệt học cách người ta không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn cho ra sản phẩm chất lượng. DN Việt có thể học cách họ xây dựng nhà máy, chế biến bảo quản sản phẩm thế nào tốt nhất và cơ hội để nhận chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp rất lớn”.

Nguyên Nga