11/01/2025

Sao phải trả tiền cho điện thất thoát

Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống trong năm 2014 khoảng 8,6%, giảm 0,27% so với năm 2013 nhưng cao hơn 0,15% so với chỉ tiêu kế hoạch là 8,45%.

 

Sao phải trả tiền cho điện thất thoát

 

 

Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống trong năm 2014 khoảng 8,6%, giảm 0,27% so với năm 2013 nhưng cao hơn 0,15% so với chỉ tiêu kế hoạch là 8,45%.

 

 

Sao phải trả tiền cho điện thất thoát Hệ thống lưới điện tại VN chưa được ưu việt như các nước phát triển – Ảnh: Ngọc Thắng
Năm 2014, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 142,25 tỉ kWh, với tỷ lệ tổn thất trên thì lượng điện năng thất thoát lên đến hơn 16,54 tỉ kWh. Toàn bộ tổn thất này đều được hạch toán trong giá bán điện và người tiêu dùng phải gánh chịu.
Phấn đấu giảm… sự cố
 
 
Sao phải trả tiền cho điện thất thoát - ảnh 2
EVN đề ra mục tiêu giai đoạn năm 2010 – 2025 phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống còn 7%. Nếu đạt thì tỷ lệ này mới chỉ bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, chứ so với trung bình thế giới (5 – 6%) thì vẫn không theo kịp
Sao phải trả tiền cho điện thất thoát - ảnh 3
 
Chuyên gia Hoàng Hữu Thuận, Giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển điện thuộc Hội Điện lực VN
 

Theo ông Phạm Lê Thanh, TGĐ EVN, giải bài toán giảm tổn thất điện năng đối với EVN không hề dễ khi nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, trong khi nguồn tải lại ở miền Nam, truyền tải luôn quá tải trên hệ thống điện. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng điện ở VN còn rất lãng phí. Trong cơ cấu điện cung cấp cho nền kinh tế thì 53,9% (năm 2013 là 52%) sản lượng điện là phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, nhưng lại chỉ làm ra 38% GDP. Ông Thanh cho biết, trong khi với các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ chỉ cần 4,9% sản lượng điện đã làm ra 49,5% GDP và 1,5% sản lượng điện làm ra 18% GDP cho nông lâm thuỷ sản thì “các ngành công nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, “ăn” rất nhiều điện”.

Năm 2015, EVN đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức 8%, trong đó ưu tiên cao nhất là giao chỉ tiêu đến từng đơn vị thành viên như TCT truyền tải và các TCT điện lực để khai thác và sử dụng điện có hiệu quả, tăng tính khả dụng của đường dây. Cụ thể, EVN phấn đấu tiết kiệm 2% trên địa bàn miền Nam, giảm 5% các sự cố so với năm trước và phấn đấu cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Phạm Lê Thanh cũng cho rằng cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống truyền tải đồng bộ trên cơ sở sử dụng công nghệ mới, hiện đại, thông minh hơn. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khuyến khích và buộc đổi mới công nghệ. Đồng thời phải có các chế tài xử phạt mang tính răn đe những vi phạm về lĩnh vực điện như mất an toàn hành lang lưới điện, kiểm toán, dán nhãn năng lượng…
Tại cuộc họp của ngành EVN gần đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu EVN phải thường xuyên kiểm tra đường dây 500 kV nhằm tránh xảy ra sự cố lớn gây mất điện cho các tỉnh phía nam, cũng như điều tiết một cách hợp lý để có thể huy động các nguồn điện khác ngoài EVN và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất.
Còn lâu mới theo kịp khu vực
Theo GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực VN, bên cạnh một số lý do từ công tác quản lý, vận hành… nguyên nhân chính khiến tình trạng tổn thất điện năng hiện vẫn còn cao là do hệ thống lưới điện tại VN chưa được ưu việt như hạ tầng tại các nước phát triển. Ông Long cảnh báo: “Để giảm tổn thất điện năng, EVN phải đầu tư, nâng cao năng lực lưới điện, nếu lưới phát triển trước thì tổn thất giảm, nếu không đầu tư, lưới điện nâng cao không theo kịp tăng trưởng tiêu thụ điện, tăng trưởng phụ tải thì tổn thất điện năng sẽ tăng”.
Trong khi đó, chuyên gia Hoàng Hữu Thuận, Giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển Điện thuộc Hội Điện lực VN, người đã làm việc 50 năm trong ngành điện cho rằng tổn thất điện năng hiện nay có 2 phần là kỹ thuật và phi kỹ thuật, cả hai đều là bài toán khó giải đối với ngành điện.
Tổn thất kỹ thuật đã giảm từ 23% trước đây xuống còn dưới 10% hiện nay, nghĩa là đã giảm khá nhiều so với trước đây. Cái khó trong khâu này là muốn giảm tổn thất điện năng thì phải tăng vốn đầu tư để cải tạo mạng lưới điện. Thế nhưng, tăng vốn đầu tư thì phải tăng giá bán điện, việc này cũng không hề dễ dàng.
Theo ông Thuận, “EVN đề ra mục tiêu giai đoạn năm 2010-2025 phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống còn 7%. Nếu đạt thì tỷ lệ này mới chỉ bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, chứ so với trung bình thế giới (5%-6%) thì vẫn không theo kịp”. Tỷ lệ này cũng được xem là khá vì VN dài, địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, vùng nông thôn chiếm đa số, một số mạng điện sơ sài, tạm bợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thất điện năng.
Đối với tổn thất phi kỹ thuật, như tình trạng ăn cắp điện thì xảy ra rất nhiều nơi như là một vấn nạn xã hội. Giải pháp đưa tất cả điện kế ra bên ngoài nhà khách hàng tuy có giúp giảm phần nào tỉ lệ thất thoát điện nhưng không đáng kể so với lượng điện năng thất thoát, hao hụt qua quá trình truyền tải.
Phải có đơn vị chống thất thoát điện độc lập
Theo TS Phạm Sanh, một chuyên gia về hạ tầng, ở nhiều nước khác trên thế giới, đơn vị bán điện bao giờ cũng độc lập với đơn vị chống thất thoát điện năng. Còn VN thì đơn vị bán điện (EVN) kiêm luôn chống thất thoát, như vậy động lực đối với công tác chống thất thoát không cao bởi dù gì thì phần thất thoát điện cũng được đưa hết vào giá bán điện. TS Phạm Sanh cho rằng nên thay đổi cơ chế, giao cho đơn vị độc lập làm công tác chống thất thoát điện năng.  
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM – cũng cho rằng: “Truyền tải phải độc lập, tách khỏi thương mại (bán điện), như vậy chống tổn thất điện năng mới hy vọng có kết quả tốt”.

Mạnh Quân – Đình Mười