11/01/2025

Rao bán toà nhà cao nhất Việt Nam

Nhiều người dân sở hữu chung cư cũng như các doanh nghiệp thuê văn phòng, trung tâm thương mại đang lo lắng trước thông tin Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng), tòa nhà cao nhất VN, bị rao bán với giá 770 triệu USD.

 

Rao bán toà nhà cao nhất Việt Nam

 

 

Nhiều người dân sở hữu chung cư cũng như các doanh nghiệp thuê văn phòng, trung tâm thương mại đang lo lắng trước thông tin Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng), tòa nhà cao nhất VN, bị rao bán với giá 770 triệu USD.


 

Rao bán tòa nhà cao nhất Việt NamToà nhà cao nhất VN được định giá 770 triệu USD chờ đổi chủ – Ảnh: Ngọc Thắng
Theo thông tin từ một số tờ báo của Hàn Quốc, trong công văn gửi đến quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA), đối tác muốn mua tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower, tòa án Hàn Quốc tuyên bố chỉ có thể trao quyền đàm phán độc quyền cho QIA nếu “đạt được thỏa thuận với mức giá trên 800 triệu USD (khoảng 854 tỉ won)”. Nếu không đạt được thỏa thuận, toà sẽ chuyển sang hình thức cho đấu thầu cạnh tranh.
Đầu tư 1,12 tỉ USD, định giá 770 triệu USD
 
 
Băn khoăn phí bảo trì 2%
Chiều qua, đa số những người dân ở đây khi được PV Thanh Niên hỏi đều cho hay họ băn khoăn nhất là sự thay đổi chủ có giúp làm ổn định, nâng cao chất lượng phục vụ cuộc sống hay không. Bên cạnh đó là khoản phí bảo trì 2% mà cư dân ở đây đã đóng lên tới cả trăm tỉ đồng, hiện vẫn do chủ đầu tư khu Keangnam Ha Noi Landmark Tower giữ sẽ được kiểm toán, xử lý minh bạch như thế nào khi chuyển nhượng. Cư dân ở khu Keangnam đã yêu cầu chủ đầu tư trả lời về vấn đề này nhưng chưa nhận được phản hồi.
Chuyển về chung cư này từ năm 2012, ông N.V.C, một Việt kiều Nga, nói: “Nếu chủ đầu tư bị phá sản, liệu khoản phí bảo trì sẽ được xử lý như thế nào. Các dịch vụ khác trong liệu có bị tác động gì không”? Anh Ngô Văn P. (Hà Nội) phản ánh: “Tôi vừa thuê mấy trăm mét vuông sàn văn phòng hạng A, không biết sau khi đổi chủ hợp đồng đã ký kết có phải thay đổi. Liệu chủ đầu tư mới có tăng giá cho thuê diện tích”? 
 

Các trang tin Hàn Quốc còn dẫn lời một nguồn tin cho biết toà án “đã định giá toà nhà này ở mức 770 triệu USD (tương đương 830 tỉ won)”. Bên cạnh đó, công ty môi giới bất động sản Colliers International (Mỹ) là đơn vị đứng ra rao bán khối tài sản này. Ngoài QIA, quỹ đầu tư hàng đầu Qatar, trong số các đối tác lớn muốn mua toà nhà cao nhất VN còn có Goldman Sachs (Mỹ), một trong những tập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Nguyên nhân rao bán là Tập đoàn Keangnam tại Hàn Quốc đang lâm vào tình trạng sa sút vì nợ nần và đang vướng vào nghi án hối lộ quan chức chính phủ nước này. Chủ nợ của tập đoàn xây dựng này là các ngân hàng lớn tại Hàn Quốc, gồm Shinhan Bank, Ngân hàng xuất nhập khẩu (Korea Eximbank), Woori Bank và ngân hàng Nông nghiệp.

Trong khi đó, theo thông tin của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina, tập đoàn đến từ Hàn Quốc này bắt đầu có hoạt động tại VN từ năm 2007. Đến năm 2008 nổi lên với dự án khu phức hợp Keangnam Ha Noi Landmark Tower là khách sạn, văn phòng, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ cho thuê, trung tâm thương mại ở ven đường Phạm Hùng (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự án bao gồm 3 tòa nhà cao tầng, trong đó 2 tòa chung cư cao 48 tầng với 922 căn hộ cao cấp, hiện tỷ lệ đã lấp đầy đến 70 – 80%.
Đứng sát bên cạnh, chung khối đế với các toà chung cư là toà tháp Keangnam Landmark 72, cao 350 m. Riêng tòa tháp này có mức đầu tư khoảng 1,12 tỉ USD. Năm 2008, Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là đại diện chủ đầu tư đã cam kết nếu không hoàn thành xong toàn bộ phần thô của các khối nhà chung cư và toà tháp 72 tầng kịp thời gian kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ nộp phạt 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó tiến độ này đã không thực hiện kịp.
Chung cư đã thuộc sở hữu của người mua thì không có quyền bán
Luật sư Bùi Quang Hưng, Trưởng văn phòng luật BQH, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, theo quy định của VN, khi chuyển đổi chủ, nhất là với một công trình lớn như Keangnam Landmark 72, sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, tổ chức nên việc đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng này phải được quan tâm. Thông thường, trong các trường hợp mua bán, chuyển nhượng dạng như thế này thì có những điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên là phải đảm bảo giữ nguyên các mức giá dịch vụ cho khách hàng đến khi kết thúc hợp đồng. Đồng thời, các dịch vụ, tiện ích phục vụ người thuê vẫn phải được đảm bảo như cũ hoặc có điều chỉnh theo hướng tốt lên. “Điều đáng lo ngại nhất trong trường hợp này là việc chuyển giá ở nước ngoài, cơ quan thuế ở VN không thu được thuế. Họ mua bán với nhau ở nước ngoài, còn ở VN, họ chỉ làm một hợp đồng chuyển nhượng khác với mức giá rẻ bèo để nộp thuế theo mức đó. Như vậy ta sẽ thất thu khoản thuế cực lớn này. Ở nước ta đã không ít lần cơ quan chức năng phanh phui được những vụ chuyển giá đình đám mà Keangnam cũng từng bị phát hiện phi vụ chuyển giá”, ông Hưng nói.
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, cho rằng việc chuyển nhượng, rao bán không có gì lạ. Bởi trong nền kinh tế thị trường luôn đề cao yếu tố cạnh tranh, khi các doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ thì phải “bán xới” nhường chỗ cho các DN có tiềm lực tài chính mạnh hơn. Về mặt nguyên tắc, khi chuyển nhượng lại dự án mọi quyền lợi của người mua chung cư, hay DN đang thuê được chủ đầu tư cũ bàn giao cho chủ mới. Hơn nữa, theo thông báo từ phía tòa án Hàn Quốc việc rao bán chỉ là tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại… tại tòa nhà 72 tầng. Đối với 2 toà chung cư 48 tầng đã thuộc sở hữu của người mua thì chủ đầu tư không có quyền mua, bán trong đó. Ông nhận định: “Đối với toà nhà 72 tầng nếu họ muốn thay đổi công năng, dịch vụ, giá thuê hay bất cứ hạng mục nào đều phải làm theo hợp đồng đã ký kết trước đó cũng như pháp luật của VN”.
Tại hai tòa tháp chung cư, nếu có thay đổi công ty quản lý toà nhà có thể kéo theo sự thay đổi các dịch vụ công ích, theo TS Liêm cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Theo đó, luật cho phép các hộ dân đứng ra bầu ban quản trị, ban này sẽ đứng ra thuê công ty đến quản lý. Nếu chủ đầu tư còn tài sản trong đó cũng sẽ chỉ tham gia vai trò như một cổ đông trong công ty được thuê này. “Vì vậy, người dân vẫn phải chủ động trong việc lập ban quản trị, thuê công ty để đảm bảo quyền lợi cho mình”, ông Liêm lưu ý.

Anh Vũ – Lê Quân