27/11/2024

Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở biển Đông

Chính quyền Mỹ tiếp tục khẳng định nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông.

 

Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở biển Đông

 

 

Chính quyền Mỹ tiếp tục khẳng định nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông.


 

Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở biển ĐôngCông trình bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN – Ảnh: SCMP
Ngày 22.3, tờ The Philippine Star đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hoà bình, ổn định ở biển Đông và thường xuyên nêu quan ngại với Trung Quốc về các hoạt động bồi đắp phi pháp ở vùng biển này. Giám đốc Phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Jeff Rathke còn nhấn mạnh: “Mỹ tiếp tục thực hiện thêm các bước vững chắc nhằm ủng hộ hoà bình, ổn định ở biển Đông và chúng tôi thẳng thắn bày tỏ quan ngại của mình về những hành vi có vấn đề”.
Phát biểu trên nhằm phản hồi bức thư do 4 thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ gửi cho Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 19.3. Trong thư, các nghị sĩ báo động về quy mô và tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc ở biển Đông và cho rằng Mỹ cần có một chiến lược chính thức để ngăn chặn hành động phi pháp đó. Cụ thể, các nghị sĩ John McCain và Bob Corker thuộc đảng Cộng hòa cùng các đồng sự đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez khẳng định việc Trung Quốc xây đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa giúp Bắc Kinh có khả năng mở rộng hoạt động quân sự và “là thách thức trực tiếp, không chỉ với lợi ích của Mỹ và khu vực, mà với cả cộng đồng hoá các đảo nhân tạo đều có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng” và có thể dẫn tới việc nước này tiến tới tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không ở biển Đông.
Cũng trong ngày 22.3, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đăng bài phỏng vấn Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp ông bắt đầu chuyến công du Nhật 4 ngày. Khi được hỏi về các hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông, Tổng thống Widodo trả lời: “Chúng tôi cần hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều quan trọng là cần có ổn định phát triển kinh tế. Vì thế, chúng tôi ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử (ở biển Đông – NV) cũng như đối thoại giữa Nhật với Trung Quốc và giữa Trung Quốc với ASEAN”. Ông Jokowi còn khẳng định rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông là “không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế”.
Ngoài ra, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Armanatha Nasir cho hay vấn đề biển Đông sẽ là một trong những nội dung hội đàm giữa Tổng thống Widodo và Thủ tướng Shinzo Abe. Dự kiến, hai nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục kêu gọi giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, đồng thời tái khẳng định về hợp tác an ninh biển song phương. Theo lịch trình, ông Jokowi sẽ rời Nhật Bản ngày 25.3 để sang thăm Trung Quốc trong 3 ngày.

Văn Khoa