27/11/2024

Nước Anh trước ngã ba đường

Thanh Niên xin độc quyền giới thiệu bài bình luận của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown về số phận của Anh nếu nước này rút khỏi Liên minh Châu Âu.

 

Nước Anh trước ngã ba đường

 

 

Thanh Niên xin độc quyền giới thiệu bài bình luận của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown về số phận của Anh nếu nước này rút khỏi Liên minh Châu Âu.

 

 

 

Nếu rút khỏi Liên minh Châu Âu, Anh có nguy cơ mất 3 triệu việc làm - Ảnh: Daily Mail

Nếu rút khỏi Liên minh Châu Âu, Anh có nguy cơ mất 3 triệu việc làm – Ảnh: Daily Mail

Châu Âu một lần nữa bị chia cắt giữa đông và tây, và lần này vết đứt gãy chạy xuyên qua Liên minh Châu Âu (EU). Các thành viên phía đông – nổi bật nhất là Ba Lan và các nước Baltic – nhanh chóng bấu víu vào EU trước sự hung hăng của Nga. Ở thái cực địa lý và chính trị phía bên kia, Vương quốc Anh đang doạ đoạn tuyệt quan hệ với châu Âu. Những quyết định ở phía đông và tây của châu Âu lúc này có thể định hình cán cân quyền lực mới.

Vai trò mờ nhạt
Không khó để hình dung châu Âu sau khi Anh rút khỏi EU: trục Pháp – Đức nắm quyền kiểm soát, Nga bạo dạn hơn, Mỹ phớt lờ một nước Anh suy yếu, Scotland thân EU một lần nữa đe dọa rời bỏ Vương quốc Anh và nước Anh co cụm lại trong khi những người bài EU tự an ủi rằng nước Anh luôn luôn mạnh nhất khi đứng một mình.
 
 

Nước Anh trước ngã ba đường - ảnh 2Ảnh: PROJECT SYNDICATE

 

Ông Gordon Brown, sinh năm 1951, giữ chức Bộ trưởng Tài chính Anh từ năm 1997 – 2007 trước khi trở thành Thủ tướng Anh trong giai đoạn 2007 – 2010. Sau khi từ chức thủ tướng và chủ tịch Công đảng, ông tập trung vào các hoạt động từ thiện và hiện giữ vai trò đặc phái viên LHQ về giáo dục toàn cầu.

 

Và dựa vào những ảnh hưởng của chủ nghĩa bài EU ở Anh từ trước đến nay, chẳng cần phải có quả cầu tiên tri mới có thể thấy trước tác động đối với Anh nếu rút khỏi EU. Như cựu Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu José Manuel Barroso từng phát biểu hồi tháng 12.2014: “Trong những năm làm việc tại Hội đồng châu Âu, tôi chưa bao giờ chứng kiến một quốc gia lớn bị cô lập như Anh”.

Quả thực, Anh bây giờ chỉ còn đóng vai phụ hoạ trong việc quyết định chiến lược tăng trưởng của châu Âu; chỉ ở bên lề cuộc tranh luận về thương mại mà nước này từng dẫn đầu; và dù là một nhà cho vay nợ lớn, Anh gần như chẳng liên quan gì đến tương lai của Hy Lạp. Và bây giờ, dù Anh là bên ký kết Thoả thuận Budapest 1994 đảm bảo nền độc lập của Ukraine, nhưng chỉ có Đức và Pháp tham dự các cuộc đàm phán quan trọng. Các bộ trưởng Anh muốn cả 2 thứ: “Châu Âu phải đoàn kết hơn nữa để đối phó Nga”, họ nói. “Nhưng chúng tôi cũng có thể rời bỏ (EU)”, họ doạ.
Ông Dean Acheson, Ngoại trưởng Mỹ vốn là kiến trúc sư của NATO và Kế hoạch Marshall, từng đưa ra nhận định nổi tiếng rằng Anh trong thế kỷ 20 đã mất đi một đế chế và không bao giờ tìm thấy vai trò quốc tế mới. Trong thế kỷ 21, Anh có thể mất châu Âu và một lần nữa nhận thấy mình chẳng có vai trò nào trên thế giới.
Cuộc chia ly đắt đỏ
Cái giá của việc ra đi sẽ rất kinh khủng, tạo ra nguy cơ mất 3 triệu việc làm, 25.000 công ty, xuất khẩu hằng năm trị giá 200 tỉ bảng (301,4 tỉ USD) và 450 tỉ bảng (663,3 tỉ USD) vốn đầu tư từ bên ngoài. Hơn nữa, vai trò độc nhất của London trong việc quy tụ nhiều dịch vụ tài chính phục vụ cho châu lục cũng sẽ bị đe dọa.
Không có nhiều bằng chứng ủng hộ lập luận của phe phái chống EU rằng các quy định của EU cản trở Anh mở rộng hoạt động kinh doanh bên ngoài châu Âu. Trái lại, những cơ hội đầu tư và thương mại bên ngoài EU sẽ mất đi nếu Anh ra đi. Và tuyên bố của họ rằng một nước Anh không thuộc EU có thể duy trì các lợi ích của EU một cách dễ dàng mà vẫn có thể vứt bỏ những gánh nặng đơn giản là không đáng tin.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, cần Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các nền kinh tế đang lên của Đông Nam Á cần ASEAN. Tương tự, Anh vẫn mạnh hơn nhiều khi còn là một phần của châu Âu. Tư cách thành viên EU tăng cường tính cạnh tranh của Anh bằng cách cho phép nước này có thể đạt được các thoả thuận tốt nhất về thương mại, quy định thuế, bằng sáng chế, rửa tiền, tham nhũng, và an ninh với Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại của thế giới.
Nhưng lý luận về kinh tế không thôi có thể sẽ không đủ thuyết phục một nước Anh mà theo nhận định của cố nhà báo, nhà bình luận chính trị Hugo Young, là mắc kẹt giữa quá khứ không thể quên và tương lai không thể tránh khỏi. Theo quan điểm này, sự mâu thuẫn của Anh đối với châu Âu có thể phản ánh tình trạng nước này không thể quên những ngày tháng vàng son đầy uy quyền.
Điều cần phải nói là nước Anh ở vào vị thế tốt nhất khi nước này tự xem mình là một lãnh đạo ở châu Âu. Từng dẫn dắt châu Âu chống chủ nghĩa phát xít, ủng hộ những khát vọng dân chủ và lên kế hoạch ứng phó đợt suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Anh phải ở lại châu Âu để giữ vai trò lãnh đạo tiên phong.
Nước Anh mà lâu nay luôn bảo vệ tự do, lòng khoan dung và trách nhiệm xã hội, một lần nữa nên sẵn sàng dẫn đầu phong trào tiến bộ, hành động chống biến đổi khí hậu, chống chủ nghĩa bảo hộ và khuyến khích tăng trưởng bền vững. Anh phải dẫn đầu trong việc huy động châu Âu xây dựng nền kinh tế toàn cầu vì mọi người, bảo vệ họ khỏi sự bất công và bất bình đẳng.
Có một số ý kiến cho rằng cách tốt nhất để đảm bảo cải cách EU là dọa rời khỏi. Kinh nghiệm của tôi là Anh có thể làm tốt nhất khi nước này nỗ lực tập hợp mọi người, đưa ra chương trình nghị sự, quảng bá những giá trị của mình và đấu tranh cho thay đổi. Đó là lúc Anh vừa có thể hướng vào quá khứ không thể quên vừa đón nhận được tương lai không thể tránh khỏi của mình. G.B
Văn Khoa 
(chuyển ngữ)
© Project Syndicate

Gordon Brown 
(Cựu Thủ tướng Anh