10/01/2025

Vẫn phải chờ đợi dù có quy chế thi

Quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính thức ban hành vẫn chưa giải đáp hết những câu hỏi mà trước đó học sinh, giáo viên và phụ huynh đã thắc mắc, băn khoăn.

 

Vẫn phải chờ đợi dù có quy chế thi

 

 

Quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính thức ban hành vẫn chưa giải đáp hết những câu hỏi mà trước đó học sinh, giáo viên và phụ huynh đã thắc mắc, băn khoăn.

 

 

 

NHIÊN AN   Quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính thức ban hành vẫn chưa giải đáp hết những câu hỏi mà trước đó học sinh, giáo viên và phụ huynh đã thắc mắc,  băn khoăn.     Thi ở đâu vẫn còn là dấu hỏi  Ngay cả trước khi có dự thảo quy chế vào tháng 12.2014, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thông tin về các loại cụm thi dành cho các đối tượng thí sinh (TS). Những thông tin này nhiều lần thay đổi, kể cả khi có dự thảo. Suốt thời gian qua, trong các buổi tư vấn mùa thi từ thành phố lớn đến các tỉnh xa, ở đâu học sinh (HS) cũng đặt câu hỏi sẽ thi ở cụm nào, thi năng khiếu ở cụm hay về trường ĐH...? Đại diện các trường ĐH chưa bao giờ dám đưa ra câu trả lời chính thức về vấn đề này để HS yên lòng mà luôn khuyến cáo hãy đợi thông tin khi có quy chế chính thức.  Rồi quy chế chính thức cũng có nhưng HS vẫn chưa biết sẽ thi ở đâu ngoài những thông tin hết sức chung chung. Theo quy chế, cụm thi dành cho TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tổ chức cho TS của ít nhất 2 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở GD-ĐT. Cụm thi cho các TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh do sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH. Nếu căn cứ theo quy chế, TS chỉ với mục đích để tốt nghiệp THPT sẽ dự thi ở cụm thi tỉnh. Nhưng thực tế không như vậy.  Trong hội nghị triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia của Sở GD-ĐT Hà Nội diễn ra ngày 3.3, đại diện của một trường THPT đưa ra trường hợp TS dù chỉ với mục đích xét tốt nghiệp nhưng muốn đăng ký dự thi ở cụm liên tỉnh do trường ĐH chủ trì có được không? Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định dù quy chế chưa quy định cụ thể nhưng trường hợp này có thể vẫn được chấp nhận.  Nếu thực hiện như vậy, có 3 vấn đề được đặt ra: Quy chế phân biệt 2 cụm thi làm gì để rồi trong nhiều trường hợp có thể không cần thi ở cụm đúng quy định? Nếu cho phép TS chỉ xét tốt nghiệp được thi cụm liên tỉnh nhưng không cho TS vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh ĐH thi cụm do tỉnh tổ chức sẽ khiến dư luận suy nghĩ cụm thi tỉnh là điểm dễ phát sinh tiêu cực. Cụm thi tỉnh liệu có còn đúng mục đích đặt ra, có cần tồn tại không khi đến nay có sở GD-ĐT cho biết không tổ chức cụm này do quá ít TS thi để xét tốt nghiệp THPT mà sẽ để TS thi cụm liên tỉnh?  Còn phải đợi đến giữa tháng 3, theo như thông tin từ Bộ, mới có những thông báo cụ thể về cụm thi. Nhưng xem ra, dự kiến đây là phần sẽ gây nhiều rắc rối trong kỳ thi năm nay.    Lo ngại đề thi  Thực ra, qua báo chí, những buổi tư vấn, các đại diện của Bộ luôn trấn an HS và khẳng định đề thi năm nay vẫn nằm trong chương trình học, tương tự và phát huy cách ra đề kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước, hạn chế câu hỏi thuộc lòng, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức… Thế nhưng, trước những điều này, HS và giáo viên càng băn khoăn bởi cái họ cần là những điều cụ thể hơn thế, là thông tin trước sau như một. Bộ nói đề thi không phân định 2 phần dành cho tốt nghiệp và cho tuyển sinh ĐH, không có cấu trúc đề thi… lại càng khiến người học lo âu. Đành rằng cứ phải học cho đàng hoàng thì đề thi ra thế nào cũng không quan trọng, nhưng trước nhiều thay đổi trong một kỳ thi quá quan trọng và được tổ chức lần đầu tiên, TS cần những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, nhất quán. Trở lại chuyện năm 2014, khi thì Bộ nói đề thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT có phần tự luận, lúc thì bảo là viết luận khiến HS và giáo viên cứ xoay như chong chóng vì đây là lần đầu tiên phần này có trong đề thi tốt nghiệp. Ngược lại, đề tuyển sinh ĐH, CĐ môn tiếng Anh năm ngoái chỉ có phần trắc nghiệm. Năm nay, khi kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhằm 2 mục đích, HS lại một phen thắc mắc liệu có phần viết hay không? Thông tin đến nay vẫn là… dự kiến có 2 phần trắc nghiệm và viết. Nhưng cụ thể như thế nào TS lại vẫn phải chờ quy định chính thức.  Trước đây đã có thông tin Bộ sẽ công bố đề thi mẫu để TS tham khảo, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy. TS sẽ an tâm hơn nếu được biết dạng đề thi. Điều này ĐH Quốc gia Hà Nội, trường duy nhất năm nay tuyển sinh riêng, đã làm được sao Bộ lại không?  N.AHọc sinh lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (Q.8, TP.HCM) trong giờ học môn văn -  Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thi ở đâu vẫn còn là dấu hỏi
Ngay cả trước khi có dự thảo quy chế vào tháng 12.2014, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thông tin về các loại cụm thi dành cho các đối tượng thí sinh (TS). Những thông tin này nhiều lần thay đổi, kể cả khi có dự thảo. Suốt thời gian qua, trong các buổi tư vấn mùa thi từ thành phố lớn đến các tỉnh xa, ở đâu học sinh (HS) cũng đặt câu hỏi sẽ thi ở cụm nào, thi năng khiếu ở cụm hay về trường ĐH…? Đại diện các trường ĐH chưa bao giờ dám đưa ra câu trả lời chính thức về vấn đề này để HS yên lòng mà luôn khuyến cáo hãy đợi thông tin khi có quy chế chính thức.
Rồi quy chế chính thức cũng có nhưng HS vẫn chưa biết sẽ thi ở đâu ngoài những thông tin hết sức chung chung. Theo quy chế, cụm thi dành cho TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tổ chức cho TS của ít nhất 2 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở GD-ĐT. Cụm thi cho các TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh do sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH. Nếu căn cứ theo quy chế, TS chỉ với mục đích để tốt nghiệp THPT sẽ dự thi ở cụm thi tỉnh. Nhưng thực tế không như vậy.
Trong hội nghị triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia của Sở GD-ĐT Hà Nội diễn ra ngày 3.3, đại diện của một trường THPT đưa ra trường hợp TS dù chỉ với mục đích xét tốt nghiệp nhưng muốn đăng ký dự thi ở cụm liên tỉnh do trường ĐH chủ trì có được không? Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định dù quy chế chưa quy định cụ thể nhưng trường hợp này có thể vẫn được chấp nhận.
Nếu thực hiện như vậy, có 3 vấn đề được đặt ra: Quy chế phân biệt 2 cụm thi làm gì để rồi trong nhiều trường hợp có thể không cần thi ở cụm đúng quy định? Nếu cho phép TS chỉ xét tốt nghiệp được thi cụm liên tỉnh nhưng không cho TS vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh ĐH thi cụm do tỉnh tổ chức sẽ khiến dư luận suy nghĩ cụm thi tỉnh là điểm dễ phát sinh tiêu cực. Cụm thi tỉnh liệu có còn đúng mục đích đặt ra, có cần tồn tại không khi đến nay có sở GD-ĐT cho biết không tổ chức cụm này do quá ít TS thi để xét tốt nghiệp THPT mà sẽ để TS thi cụm liên tỉnh?
Còn phải đợi đến giữa tháng 3, theo như thông tin từ Bộ, mới có những thông báo cụ thể về cụm thi. Nhưng xem ra, dự kiến đây là phần sẽ gây nhiều rắc rối trong kỳ thi năm nay.
Lo ngại đề thi
Thực ra, qua báo chí, những buổi tư vấn, các đại diện của Bộ luôn trấn an HS và khẳng định đề thi năm nay vẫn nằm trong chương trình học, tương tự và phát huy cách ra đề kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước, hạn chế câu hỏi thuộc lòng, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức… Thế nhưng, trước những điều này, HS và giáo viên càng băn khoăn bởi cái họ cần là những điều cụ thể hơn thế, là thông tin trước sau như một.
Bộ nói đề thi không phân định 2 phần dành cho tốt nghiệp và cho tuyển sinh ĐH, không có cấu trúc đề thi… lại càng khiến người học lo âu. Đành rằng cứ phải học cho đàng hoàng thì đề thi ra thế nào cũng không quan trọng, nhưng trước nhiều thay đổi trong một kỳ thi quá quan trọng và được tổ chức lần đầu tiên, TS cần những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, nhất quán.
Trở lại chuyện năm 2014, khi thì Bộ nói đề thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT có phần tự luận, lúc thì bảo là viết luận khiến HS và giáo viên cứ xoay như chong chóng vì đây là lần đầu tiên phần này có trong đề thi tốt nghiệp. Ngược lại, đề tuyển sinh ĐH, CĐ môn tiếng Anh năm ngoái chỉ có phần trắc nghiệm. Năm nay, khi kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhằm 2 mục đích, HS lại một phen thắc mắc liệu có phần viết hay không? Thông tin đến nay vẫn là… dự kiến có 2 phần trắc nghiệm và viết. Nhưng cụ thể như thế nào TS lại vẫn phải chờ quy định chính thức.
Trước đây đã có thông tin Bộ sẽ công bố đề thi mẫu để TS tham khảo, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy. TS sẽ an tâm hơn nếu được biết dạng đề thi. Điều này ĐH Quốc gia Hà Nội, trường duy nhất năm nay tuyển sinh riêng, đã làm được sao Bộ lại không?
Không tổ chức cụm thi tỉnh vì quá ít thí sinh 

Thông tin từ ông Trần Ngọc Minh, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh, cho hay số TS của tỉnh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp không nhiều. Số này năm 2014 chỉ trên 10% (khoảng 600 – 700 HS). Theo dự kiến, TS tỉnh này thi để xét tuyển ĐH, CĐ tại cụm thi liên tỉnh do Trường ĐH Trà Vinh tổ chức. Có thể Sở không tổ chức cụm thi tỉnh mà để TS thi với mục đích tốt nghiệp THPT tại cụm liên tỉnh.

Tương tự, ông Hồ Quốc Dũng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp, cho biết các năm trước số TS chỉ thi tốt nghiệp THPT không tới 1.000 và chủ yếu là hệ giáo dục thường xuyên. Theo ông Dũng, nếu cần có cụm thi dành riêng cho TS xét tốt nghiệp thì chỉ nên đặt một hội đồng thi để tránh rối rắm và tiêu cực. Nếu quá ít TS đăng ký thì không nên tổ chức cụm thi tỉnh. “Chắc chắn, việc tổ chức thi tại cụm liên tỉnh với sự chủ trì của các trường ĐH sẽ nghiêm túc và khách quan hơn cách thức tổ chức kỳ thi THPT các năm trước”, ông Dũng nói.
Hà Ánh
“Thông tin quá chung chung, theo kiểu an toàn”

Hầu hết hiệu trưởng các trường THPT tại TP.HCM đều cho rằng đến thời điểm này khi bắt đầu kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia thì đề thi vẫn là mối quan tâm, lo lắng nhất, không chỉ đối với HS mà của cả giáo viên.

Bà Trần Thị Kim Quy, Hiệu phó Trường  phổ thông dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM), băn khoăn: “Là lứa HS đầu tiên áp dụng một kỳ thi với nhiều thay đổi lớn nhưng các em nhận những thông tin về đề thi rất chung chung, có phần thể hiện sự an toàn bằng cụm từ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12”. Bà Quy cho rằng nếu không ban hành đề thi mẫu thì Bộ cũng cần nói rõ cấu trúc đề thi có tỷ lệ câu hỏi xét tốt nghiệp và ĐH như thế nào là hợp lý, khoa học.
Do thời gian thi được ấn định vào đầu tháng 7, trong khi năm học kết thúc vào cuối tháng 5 nên mọi kế hoạch tổ chức, nội dung chuyên môn của các trường đều phải thay đổi hoàn toàn so với các năm trước. Ông Nguyễn Văn Hoà, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM), chia sẻ: “Không ai hình dung được đề thi như thế nào nên sau khi có kết quả học kỳ 1, trường tổ chức phụ đạo cho HS yếu kém trước. Sau đó đến khi kết thúc học kỳ 2 mới tổ chức ôn tập trung cho kỳ thi quốc gia”.
Tương tự, ông Nguyễn Phạm Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Bình (Q.Tân Phú), cũng cho rằng Bộ không có định hướng cụ thể, các trường phải tự bơi trong quá trình hướng dẫn ôn tập cho HS. Một mặt Bộ thông tin đề thi tương tự như đề thi năm trước, tức là kiến thức bao gồm lớp 10 cho đến lớp 12, một mặt Bộ lại cho biết nội dung kiến thức chủ yếu lớp 12. Vì vậy các trường rất mong Bộ sớm có những hướng dẫn định hướng cho giáo viên và HS.
B.Thanh

Nhiên An